Có 2 nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ ở tôm:
- Môi trường nuôi: Những vùng nước lợ hoặc vùng nước ngọt có lượng canxi và độ kiềm thấp ảnh hưởng đến sự hình thành vỏ của tôm. Các ao nuôi trong vùng nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân gây bệnh vỏ mềm.
- Thức ăn: tôm cần có một lượng khoáng, đặc biệt là canxi và photpho để hình thành vỏ, vitamin giúp cho quá trình hấp thu khoáng chất của tôm đựoc tốt hơn. Để khắc phục bệnh mềm vỏ, bà con nên chú ý:
+ Đảm bảo pH từ 7,5 – 8,5 và dùy trì độ kiềm trong ao bằng cách bón vôi với liều lượng 10 – 15kg/1000 m3 mặt nước.
+ Chọn thức ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng canxi và photpho theo tỉ lệ 1:1. Không nên bổ sung nhiều canxi vào thức ăn vì nếu lượng canxi <2,3% thức ăn sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu các khoảng chất của tôm.
Để giữ chất lượng tôm khi thu hoạch phải đảm bảo 3 yếu tố: “nhanh, sạch và lạnh”, tuyệt đối không để tôm xuống đất. Bà con có thể dùng một thùng sạch để trong đó 1 lít nước và 10 kg nước đá vụn, thả 20 kg tôm để trong 30 phút. Sau đó vớt tôm ra và để tròng thùng xốp, cứ một lớp đá mịn đến một lớp tôm, độ dày của mỗi lớp đá và tôm không quá 10 cm. Để bảo quản lạnh 10 kg tôm cần khoảng 15-20kg nước đá, tùy theo thời gian bảo quản. Thời gian từ khi thu hoạch xong chở tới nhà máy chế biến không quá 24 giờ. Tuyệt đối không sử dụng muối hay hóa chất để bảo quản tôm.