Hầu đồng - nét đẹp văn hóa dân gian

Hầu đồng là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” trong dân gian Việt Nam. Vì thế nhiều người coi đây là trò “mê tín” và “nhố nhăng”. Tuy nhiên đơn thuần đó chỉ là “cảm giác” của những người chưa biết và không có tự tín tầm về hầu đồng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về nghi thức hầu đồng cũng như nghệ thuật hát chầu văn mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

Quan điểm của người Việt về Hầu Đồng

Về bản chất, hầu đồng cũng là nghi thức tiếp xúc với thần linh thông qua các vị đồng nam, đồng nữ. Và người ta tin rằng, các vị thần có thể giáng bóng vào thể xác của ông đồng hoặc bà đồng ở trạng thái thăng hoa, cực lạc nhất. Để từ đó có thể trấn yểm trừ tà ma, chữa lành bệnh tật, phù hộ và ban phước lộc cho các con nhang, đệ tử.

Hầu đồng - nét đẹp văn hóa dân gian
Hầu đồng – nét đẹp văn hóa dân gian

Hầu đồng là gì? 

Lên đồng hay còn được biết đến với tên gọi khác là Hầu đồng – Hầu bóng là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… Trong một buổi hầu đồng, các ông đồng hay bà đồng sẽ mời các vị thần thần linh nhập vào thần xác của họ, sau đó phán truyền, diệt trừ tà ma, bệnh tật, ban phước và ban lộc cho mọi người. Hầu đồng bắt đầu từ thế kỉ 16 và phát triển mạnh mẽ vào đầu thập niên 90 cho đến nay.

Hầu đồng thường được tổ chức vào các ngày Hội Đền Thánh  hay vào các dịp Lễ tết, đặc biệt trong năm sẽ có hai lễ hầu đồng quan trọng nhất, đó là vào tháng 3 và tháng 8. Tháng 3 tức là ngày giỗ của Thánh mẫu và tháng 8 là ngày giỗ của vua cha Bát Hải: Đức Thánh Trần. Thời gian hầu đồng thường diễn ra vào buổi sáng, phụ thuộc vào số lượng người tham gia mà có thời gian kết thúc khác nhau.

Ai là người có căn hầu đồng ?

Người có căn đồng thỉnh thoảng sẽ có ảo giác, nằm mơ thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh luôn bên cạnh ủng hộ và che chở cho bản thân. Người có căn đồng khi tham gia các buổi hầu đồng, hầu thánh thường thấy tâm hồn bay bổng, lâng lâng, tinh thần phấn chấn và cảm nhận được sự đồng cảm qua những lời bài hát, lời tấu, lời thỉnh. 

Hầu đồng mang nét đẹp tâm linh Việt
Hầu đồng mang nét đẹp tâm linh Việt

Ở mức độ cao hơn, họ có những hành động, cử chỉ và lời nói trong vô thức mặc dù vẫn nhận biết rõ ràng được mọi thứ diễn ra xung quanh. Một số người có căn đồng bị hành đã khiến cho gia đình bất an, tán gia bại sản, cuộc sống có nhiều chuyện bất ngờ, lao đao. Bản thân luôn bất an, cả ngày đêm lo lắng mà không rõ nguyên nhân từ đâu, hay lo sợ thường trực những chuyện không hay sẽ xảy ra với mình, với người thân của mình. Những người có căn đồng thì sẽ có những biểu hiện trên, tuy nhiên không phải ai có biểu hiện trên cũng là người có căn đồng.

Sự phát triển của Hầu Đồng trong tín ngưỡng dân gian Việt

Trước kia, gốc của đạo Mẫu và hầu đồng của người Việt là ở miền Bắc, sau này theo chân của người dân xê dịch vào đến miền Nam và lên Tây Nguyên. Hầu đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi và thường khuôn phép. Hầu đồng ở Nam Bộ, đặc biệt là ở Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn và dân dã hơn. Ở Huế, bên cạnh kiểu hầu đồng nghi lễ, còn có hầu đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.

Nghi thức hầu đồng mang nét đặc trưng bắc bộ
Nghi thức hầu đồng mang nét đặc trưng bắc bộ

Hầu đồng của người Việt tuy mang nhiều nét đặc thù, nhưng xét về kiểu loại thì cũng không phải là độc nhất. Nếu không kể đến việc người Việt hiện tại đang mang theo nghi lễ hầu đồng ra một số nước như: Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thái Lan, Australia…thì hầu đồng cũng là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Shaman, phổ biến khắp các dân tộc trên hành tinh, có từ thời kỳ xã hội bộ lạc. 

Có thể bạn quan tâm:  Kinh Cầu Siêu Là Gì ⚡️ Ý Nghĩa Lễ Cầu Siêu Với Vong Linh

Nhưng nay, trong điều kiện xã hội đô thị hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ thì lại có cơ hội bùng phát trở lại, coi đó như là phương thức giải toả tâm trạng bức xúc (stress) của con người. Bởi suy cho cùng, hầu đồng chính là phương cách giúp những người có những lệch chuẩn về tâm sinh lý có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. 

Hầu đồng - Tín ngưỡng Tam Phủ của người Việt
Hầu đồng – Tín ngưỡng Tam Phủ của người Việt

Tất nhiên, bên cạnh các giá trị xã hội và văn hoá đó, hầu đồng cũng bị nhiễm vào nó những “bụi bặm”, mà cái đó phần lớn do người ta lợi dụng nghi lễ này vì lợi ích cá nhân. Khi con người quá mong muốn cầu xin “lộc” để thuận lợi cho mình thì lại càng dễ bị lợi dụng, nhất là trong tín ngưỡng càng dễ bị lừa.

Chính vì vậy, chúng ta càng phải cần hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của sự việc, tránh để mọi việc trở nên cực đoan, mất kiểm soát. Hầu đồng mục đích chính là để yên căn, yên số, yên bản mệnh, xin sự an lành của chính mình chứ không phải là nơi xin “lộc, lá” như một số người vẫn quan niệm.

Ý nghĩa của Hầu Đồng trong tín ngưỡng Tam Phủ của người Việt

Ý nghĩa của hầu đồng với xã hội

Trong đạo Mẫu, tín ngưỡng thờ Mẫu chính là sự hiện thân của mẹ thiên nhiên (Mẫu Đệ Nhất cai quản trời, Mẫu Địa cai quản đất, Mẫu Đệ Tam cai quản vùng sông nước, Mẫu Thượng ngàn cai quản rừng).  Một khi đã có mẹ thiên nhiên đã che chở sẽ được mang lại điều tốt lành cho mọi người. Ngoài ra các vị Thánh là cách giúp con người hòa mình vào thiên nhiên để lắng nghe và thấu hiểu.  Từ đó có thể thay đổi dần nhận thức để bảo vệ thiên nhiên trước nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… v..v.

Hầu đồng Việt Nam
Hầu đồng Việt Nam

Vì vậy nghi lễ hầu đồng đã thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần uống nước nhớ nguồn, cầu mong quốc thái dân an. Nó được thể hiện qua các nghi lễ, lễ hội, ca ngợi các vị Thánh có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Khi hầu đồng những lời chầu văn được cất lên sẽ khiến con người cảm nhận được một không gian tâm linh đầy uy nghiêm. Đó chính là một bảo tàng sống của văn hóa dân gian Việt Nam. Trong đó có các bài văn khấn hầu đồng là một kho tàng văn hóa, nhân văn khổng lồ.

Ý nghĩa đối với thanh đồng

Không phải tự nhiên mà mỗi Thanh Đồng thường có ngoại hình, danh diện xinh đẹp. Nếu bạn đã từng tham dự một buổi lễ linh thiêng trong nghi lễ Hầu Đồng thì bạn sẽ cảm nhận được luồng Thánh khí bao trùm ngôi đền. Việc lễ thánh là cách để con người trở về cội nguồn và cảm nhận được sự che chở của cha mẹ. Từ đó có thể giải phóng những năng lượng xấu trong cơ thể đồng thời tiếp nhận thánh khí. Chính vì vậy sau mỗi vấn hầu, đồng nhân thường trở nên mạnh mẽ, linh hoạt hơn và có sắc mặt hồng hào.

Nét huyền ảo trong nghi thức hầu đồng
Nét huyền ảo trong nghi thức hầu đồng

Những người có căn đồng số lính, sau khi lên đồng họ có thể lấy lại được cân bằng trong cuộc sống. Đặc biệt là những người kinh doanh họ có niềm tin mãnh liệt vào Thánh Mẫu, họ tin rằng Mẫu sẽ phù hộ cho họ. Đó là niềm tin, là sức mạnh để họ có thể thực hiện mong muốn kinh doanh thành công.

Nghi thức Hầu Thánh chính là phương thức để giúp con người giải tỏa mọi bức xúc của đời thường.  Để từ đó có thể hướng tới Chân – Thiện – Mỹ và làm nên một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Ý nghĩa đối với gia tiên

Trong mỗi buổi hầu thánh, không những đồng nhân nhận được tài lộc mà tất cả những người đến dự và gia tiên của họ đều được ban tài phát lộc. Chính vì vậy mỗi khi có vấn hầu gia tiên đi dự hầu hoan hỷ lắm. Họ đi theo con cháu để hầu hạ, túc trực bên nhà ngài và kêu cầu tấu đối đến cửa đình thần cho con cháu mình. Gia đình nào có vong linh đi theo hầu Thánh thì sẽ phổ độ và dẫn đường chỉ lối rất nhiều cho con cháu.

Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?
Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?

Đối với gia tiên của những ông đồng, bà đồng: Khi con cháu mình có căn đồng số lính, gia tiên sẽ tác phúc cho con cháu đi đúng đường, đúng đạo. Khi con cháu nhất tâm một lòng bắc ghế hầu thánh và biết đường tu tập theo Phật Thánh. Thì chắc chắn sẽ biết quan tâm đến gia tiên nhiều hơn đồng thời còn tạo thêm phúc phần cho dòng họ. Bởi vậy ngày xưa các cụ mới có câu “ có phúc lấy được cô Đồng, mả táng Hàm Rồng lấy chồng thủ nhang”.

Ý nghĩa đối với những người tham dự vấn hầu đồng

Nghi thức Hầu đồng không chỉ đơn giản là một hình thức diễn xướng mà thông qua đó các ông Đồng bà Đồng đã tái hiện lại hình ảnh các vị Thánh. Đây đều là các vị anh hùng  mà lịch sử ghi danh, dân gian ngưỡng mộ.  Qua việc được các vị Thánh giáng bóng, tiếp dẫn những lời vàng ngọc dạy cho chúng sinh vận dụng vào cuộc sống thường nhật.  Để từ đó tu nhân tích đức, thỏa mãn niềm mong ước được thăng hoa cùng giới thần tiên.  Hoặc đơn giản được nhà Ngài ban phước, ban lộc để an ủi tâm linh và lấy đó làm may mắn trong cuộc sống. 

Có thể bạn quan tâm:  Mơ Thấy Quạ Đen Có Ý Nghĩa Gì? Đánh Cược Với Con Số May Mắn
Hầu đồng có ý nghĩa như thế nào trong dân gian Việt Nam
Hầu đồng có ý nghĩa như thế nào trong dân gian Việt Nam

Lộc nhà Thánh nhiều lắm nhiều không kể xiết nhưng cũng thưởng phạt phân minh. Nếu hư, không theo đúng đạo là phạt, có công tất sẽ có thưởng. Và thường chính là một hình thức để khuyến khích, giáo dục con người sống tốt hơn.

Vì vậy có thể nói Hầu Thánh chính là một hình thức đặc biệt của Tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ của người Việt. Nó chứa đựng sức mạnh vô hình thiêng liêng qua cách giáng bóng của các vị Thánh có thật trong lịch sử. Từ đó đáp ứng được nguyện vọng văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Việt Nam với tinh thần  “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”

Lễ vật trong hầu đồng bao gồm những gì?

Lễ vật trong mỗi vấn hầu trước kia thường đơn giản hơn bây giờ. Vật phẩm cơ bản thường gồm có xôi, thịt, hoa quả, trầu cau, rượu, thuốc lá, vàng mã,… Ngày nay, lễ vật ngày càng trở nên phong phú hơn, gồm cả những vật phẩm là hàng hóa công nghiệp, thực phẩm đương thời, đắt tiền hơn, dùng được trong cả lễ mặn và lễ chay.

Hầu đồng gồm những nghi lễ gì?
Hầu đồng gồm những nghi lễ gì?

Lễ vật trình đồng phải khác so với lễ vật hầu bản mệnh hay lễ vật hầu tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những lễ vật sau đây: Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê. Ở chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. 

Hai phía bên bục và trước kỷ sẽ bày bốn mâm lễ Tứ Phủ, mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc và chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu chính phải là màu của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ. 

Căn đồng số lính trong hầu đồng
Căn đồng số lính trong hầu đồng

Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt. Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ được bày xung quanh phần lớn. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang giống màu, bày lên trên là mũi hài có thêu hình chim phượng và một trăm thỏi vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi).

Trình tự buổi hầu đồng diễn ra như thế nào?

Trước khi bắt đầu tiến hành một buổi hầu đồng, người ta thường đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, sau đó bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt và quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế. Cung văn lúc này sẽ chuẩn bị lên dây đàn, dạo nhạc và bắt đầu hát văn cộng đồng.

Ba động tác đầu tiên mà người hầu đồng phải làm đó là: Chấp tay chờ cho người phụ đồng phủ chiếc khăn diên lên đầu bao trùm cả tay, sau đó đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên một bước, chân phải chụm lên với chân trái, lặp lại động tác này thêm hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ và đứng dậy đi kiểu giật lùi ba bước thì về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.

Nghi thức Hầu Đồng diễn ra trong thời gian nào?
Nghi thức Hầu Đồng diễn ra trong thời gian nào?

Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ của mình sẽ tiến hành bước lên chiếu đồng, cung văn lúc này chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện có màu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu đồng thời hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đây chính là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất đang nhập đồng.

  1. Thay lễ phục 

Thường thì nghi thức Lên đồng có đến 36 giá đồng, mỗi giá đồng tượng trưng cho 36 vị thánh khác nhau. Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng và màu sắc khác nhau phù hợp với danh hiệu của vị thánh đó. Trên thực tế, người ta cũng không gọi hết 36 giá đồng mà chỉ hầu những giá chính, trung bình là khoảng 15 giá đồng. 

Có thể bạn quan tâm:  Thị Tẩm Là Gì ⚡️ Hé Lộ Bí Mật Thị Tẩm Của Các Hoàng Đế Xưa
Trang phục hầu đồng - sự hiện thân của các vị Thánh
Trang phục hầu đồng – sự hiện thân của các vị Thánh
  1. Dâng hương hành lễ 

Đây là một nghi thức không thể thiếu trong bất cứ một nghi lễ hầu đồng nào. Tay trái của ông đồng hay bà đồng sẽ cầm một bó nhang đốt sẵn, bó nhang này đã được bọc trong chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải của ông đồng hay bà đồng rút ra một bó nhang hua qua bó nhang đang được cầm ở bên tay trái rồi phù phép. Hành động này được gọi là khái nông, có ý nghĩa theo ngôn ngữ hầu đồng là xua đuổi tà ma.

Hát chầu văn - lời ca chúc thánh
Hát chầu văn – lời ca chúc thánh
  1. Lễ Thánh Giáng

Khi vị thánh đã nhập hồn vào ông đồng hay bà đồng thì buông bó nhang xuống đất và chắp tay nghiêng mình ra hiệu cho con cháu và đệ tử biết. Có hai hình thức Thánh Giáng phổ biến đó là: Giáng trùm khăn và Giáng mở khăn. Giáng trùm khăn sẽ thực hiện đối với các giá Thánh mẫu. Giáng mở khăn thực hiện đối vớ các hàng quan trở xuống.

36 giá đồng đặc sắc nhất
36 giá đồng đặc sắc nhất

Khi thánh đã nhập vào ông đồng hay bà đồng thì người hầu đồng cũng không còn là người phàm nữa. Lúc nãy, người hầu đồng sẽ nhảy múa xung quanh, phán truyền và diệt tà ma quỷ. 

  1. Múa đồng

Múa đồng được xem là một hình thức xướng điểm hóa, khẳng định cho sự ứng nhập của thần linh. Vì thế nên những động tác khi ông bà đồng múa là khác nhau tùy hứng của các vị thánh nhưng nhìn chung thì chịu ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian. 

Hầu đồng - bản sắc văn hóa con người
Hầu đồng – bản sắc văn hóa con người

Mỗi động tác múa được thực hiện trong các giá chầu đều phản ánh con người thật của vị thánh giáng đồng và thay đổi theo đặc điểm của “giá”. “Giá” quan thường được ông bà đồng múa cờ, múa kiếm, long đao, kích. Giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không. Giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ. Giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không. Giá các cậu thường được múa hèo, múa lân…Trước khi sử dụng dụng cụ làm lễ, người hầu đồng thường bắt chéo hai lễ cụ lên phía trước trán, sau đó sẽ cúi đầu làm lễ. Khi múa xong một giá, người hầu đồng lại làm làm tương tự như thế để tạ lễ.

Tín ngưỡng tứ phủ của người Việt
Tín ngưỡng tứ phủ của người Việt

Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp: Cao nhất là Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), thứ hai là hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), tiếp theo lần lượt là Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ông Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập vị Vương cậu), tổng cộng có đến 50-60 vị. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị nên mới có 36 giá đồng.

  1. Ban lộc và nghe văn chầu

Sau khi múa, các thánh linh thường làm một việc đó là ngồi nghe cung văn hát. Nếu thánh hài lòng thì sẽ thể hiện vài động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn.. Đây cũng là thời điểm Thánh sẽ dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu cồn, thuốc lá, trầu cau,..v.v. Các thứ thánh dùng bắt buộc phải thực hiện nghi thức khai cương (hay hay còn được gọi là khai quang) cho thanh sạch. Lúc này, những người xem hầu bóng ngồi xung quanh để thánh thần ban lộc, phán truyền. Lộc thánh bao gồm nhiều thứ lễ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy..v.v. 

Hầu đồng - nét thăng hoa của đồng nhân
Hầu đồng – nét thăng hoa của đồng nhân
  1. Thánh thăng

Sau khi thánh phán truyền cho các đệ tử, người hầu đồng sẽ ngồi yên, hai tay vắt chéo nhau trước trán song quạt che lên đỉnh đầu, khẽ rùng mình. Đây là dấu hiệu của thánh thần rời khỏi xác người hầu đồng, hay còn được gọi là thánh thăng. Sau khi thánh thăng, người phụ hầu đồng nhanh chóng lấy khăn phủ lên đầu người hầu đồng, cùng lúc đó cung văn sẽ nổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung. Đến đây là kết thúc một giá đồng. 

Nghi thức hầu đồng - sự hiện thân của Thánh thần
Nghi thức hầu đồng – sự hiện thân của Thánh thần

Tổng kết

Ngày nay, hầu đồng đã trở thành một môn học trong tín ngưỡng dân gian ở một số trường học. Đặc biệt, hầu đồng đã được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ để nộp cho UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Chúng ta đã đang và sẽ cố gắng giữ gìn sự trong sáng của Đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng. Đạo Mẫu vẫn chưa chính thức được công khai rộng rãi, có văn bản thể hiện giáo lý, kinh sách. Phải chăng đã đến lúc cần công nhận, tổ chức Đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng để khẳng định và phát triển một tín ngưỡng lành mạnh, một chỗ dựa tâm linh của người Việt Nam.