Tụng kinh cầu siêu

Cầu siêu là một nghi thức tâm linh quan trọng của người Việt Nam, Khi có một người nằm xuống và giã từ cõi thế gian, gia đình của người đã khuất sẽ mở và tụng kinh cầu siêu với mong muốn là những tốt lành sẽ đến với người thân đã mất của họ, mong cho người đã mất sớm được siêu thoát, giúp linh hồn được thoát khỏi cảnh lang thang vất vưởng, sớm nương nhờ nơi cửa Phật và đồng thời cũng giúp cho tâm người sống cảm thấy thanh thản và cuộc sống bình an, suôn sẻ.

Tụng kinh cầu siêu
Tụng kinh cầu siêu

Kinh cầu siêu

Cầu siêu là gì?

Tụng kinh cầu siêu cho những người mất vì Covid-19
Tụng kinh cầu siêu cho những người mất vì Covid-19

Trước khi bạn tìm hiểu về kinh cầu siêu là gì, thì bạn nên biết hiểu định nghĩa của hoạt động cầu siêu. Cầu siêu là hoạt động khấn cầu với ước nguyên mong tìm đến những ý nghĩ tốt đẹp, mong muốn người đã khuất sẽ sớm được siêu thoát. Còn với những gia đình có ý định nương nhờ tro cốt của người đã khuất về nơi cửa Phật, mong muốn của họ là sẽ mong cho người mất được sớm đầu thai chuyển kiếp. Các bài kinh cầu siêu cho người mất hay được đọc và tụng tạ các tang lễ thường là kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, hoặc là kinh Vu Lan.

Lễ cầu siêu là một nghĩa cử và là một hành động tốt đẹp của các thế hệ con cháu với mục đích nhằm để tưởng nhớ đến ân đức sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên ông bà và cha mẹ.

Cầu có nghĩa là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cửu huyền thất tổ của mình, nếu bây giờ còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ sớm được siêu thoát, được giải phóng khỏi cảnh giới đau khổ để sinh về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà. 

Bài kinh cầu siêu là gì? 

Bài kinh cầu siêu
Bài kinh cầu siêu

Ở mỗi một bài kinh cầu siêu khác nhau sẽ có những mục đích khác nhau. Một bài kinh cầu siêu cho người mất là cách để cho vong linh của hộ nhất tâm bất loạn, khiến cho linh hồn được khai tâm và theo đó chú tâm niệm Phật, vãng sinh. Theo phật học bắc tông đọc kinh Địa Tạng với mục đích là nhằm để tưởng nhớ lại đức hiếu thảo của vị Bồ tát này.

Nếu đọc kinh cầu siêu Vu Lan thì sẽ được học tập ngài Mục Kiền Liên bởi ngài là tấm gương sáng về báo hiếu cho cha mẹ và người thân thương

Nguồn gốc của nghi thức hoạt động cầu siêu

Nghi lễ cầu siêu
Nghi lễ cầu siêu

Bất kỳ ai là Phật tử chắc hẳn đều đã nghe về tấm gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên. Trong Kinh có kể rằng, Đức Mục Kiền Liên vì muốn báo hiếu cho cha mẹ, Ngài đã dùng thần thông của mình để soi khắp các cõi Trời, soi tận khắp các tầng địa ngục để tìm cha mẹ mình. Nhờ có thần thông, Ngài biết mẹ mình đang đoạ lạc, nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp cho Ngài cứu mẹ. Đức Phật đã dạy rằng, nhân dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ và tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với cái tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy và đã cứu được mẹ thoát khỏi tội địa ngục.

Có thể bạn quan tâm:  Chú Chuẩn Đề Là Gì ⚡️ Cách Tụng “Thần Chú Chuẩn Đề” Chuẩn

Kể từ đó đã bắt đầu hình thành nên nghi thức cầu siêu. Các Phật tử ai có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương của Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu để cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình. Chúng ta không có thần thông, không thể biết bây giờ tổ tiên, ông bà và cha mẹ, của chúng ta còn đang lưu lạc ở nơi đâu. Những người khi còn sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ, còn nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp v.v… thì khó có thể tránh khỏi việc bị đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh…

Ai là người đủ sức mạnh để thực hiện nghi thức cầu siêu

Các vị chư Tăng đang thực hiện lễ cầu siêu
Các vị chư Tăng đang thực hiện lễ cầu siêu

Người có đủ sức mạnh để thực hiện nghi thức cầu siêu cho người đã khuất là các vị chư Tăng sau ba tháng đã an cư kiết hạ, thanh tịnh giới phẩm và đã thành tâm cầu nguyện Phật pháp thì mới có đủ sức mạnh để phá cánh cửa địa ngục và để các tội nhân ở nơi đó được dự lễ cầu siêu vào rằm tháng Bảy âm lịch.

Đức Phật có dạy rằng, trong mùa Vu Lan báo hiếu, các chư Tăng mang trên người trọng trách lớn với mục đích giúp cho các Phật tử thực hành và tích lũy công đức để có thể siêu độ cho tổ tiên, ông bà và cha mẹ của mình.

Khi thực hành nghi thức cầu siêu, trước hết chúng ta cần phải nương nhờ công đức của các vị chư Tăng để cầu nguyện cho người thân đã khuất sớm được siêu siêu thoát. Song với đó, chúng ta cũng không thể ỷ lại hoàn toàn trách nhiệm cầu siêu cho các vị chư Tăng. Các Phật tử là con cháu của người đã khuất thì cần phải có sự liên kết tâm thức với người đã khuất. Họ chỉ liên kết với năng lượng tâm của các bạn, còn các vị chư Tăng sẽ mở rộng lòng từ tâm, để cho năng lượng từ bi sẽ được trải rộng khắp nơi.

Những người được cầu siêu sẽ được hưởng lợi lạc từ những nguồn năng lượng này hay không sẽ còn tùy thuộc vào sự liên kết giữa mối quan hệ huyết thống với con cháu trong buổi nghi thức cầu siêu.

Chúng ta ngồi đây để đọc và tụng kinh cầu siêu nhằm tạo nên nguồn năng lượng lượng tích cực từ tâm thành kính, mỗi câu niệm Phật sẽ tạo nên trong không gian một nguồn năng lượng lượng rất an lành và bình yên.

Tụng kinh cầu siêu có là sự giải thoát hay không?

Quan điểm của nhiều người cho rằng tụng kinh cho người đã khuất được coi là một sự giải thoát đối với họ, khiến cho tâm hồn của họ sẽ được thanh thản và  được nhắc nhở luôn luôn hướng về cái thiện và những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, mục đích của những bài kinh cầu siêu còn sâu xa hơn như vậy nữa.

Có thể bạn quan tâm:  Luân Hồi Là Gì ⚡️ Tìm Hiểu Chi Tiết “6 Cõi Luân Hồi”

Bài kinh cầu siêu không được coi là sự giải thoát đối với bất cứ ai. Với mỗi một bài kinh cầu siêu, theo quan niệm của đạo Phật, không một ai có thể giải thoát hay được siêu độ cho bất cứ một ai. Vì vậy, sự cầu nguyện ở nghi thức cầu siêu này chỉ mang một tính chất biểu tượng, là sự bày tỏ tấm lòng thành kính của người ở lại đối với người đã đi sang thế giới bên kia.

Còn đối với những người đã khuất, thì kinh cầu siêu được coi như là một sự nhắc nhở cực kỳ rõ ràng. Qua bài kinh cầu siêu, người ở lại hy vọng rằng người đã khuất không nên còn quyến luyến chốn trần gian, cần phải buông bỏ mọi thứ ở chốn trần gian thì mới có được một cuộc sống mới an nhàn và yên bình, khi dễ dàng chấp thuận nhắm mắt xuôi tay thì sẽ dễ dàng hơn trong việc được đầu thai chuyển kiếp.

Tụng kinh cầu siêu
Tụng kinh cầu siêu

Đối với những người đã mất, nghi lễ tụng kinh cầu siêu được coi là một hành động cực kỳ tốt đẹp và việc rất nên thực hiện. Nghi lễ tụng kinh cầu siêu là cách để con cháu trong gia đình ghi lòng tạc tạc dạ đến công ơn của những người quá cố, tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã khuất, ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục mà mọi người đã thực hiện cho con cháu trong nhiều năm trước khi nhắm mắt xuôi tay. Vì thế, cho dù là đối với người đã mất hay là người ở lại, nghi lễ tụng kinh cầu siêu này là cực kỳ trang trọng và là việc họ cần phải thực hiện trong đám tang. Đặc biệt là sau đám tang diễn ra thì họ cũng nên thường xuyên cầu tụng cho đến thời điểm 7 tuần, tức là 49 ngày sau ngày mất.

Thời điểm 49 ngày này là thời điểm nhạy cảm, quan trọng và cực kỳ cần thiết, quan trọng đối với những người đã khuất. Đây được gọi với cái tên là 49 ngày phán quyết, ngày này có thể quyết định được mức độ tái sinh của người khuất sẽ đạt được ở cảnh giới nào. Về việc thực hiện có tụng kinh cho người mới mất hay không sẽ góp phần nhắc nhở được vong linh người đã khuất cần phải làm gì. Khi mới mất, người chết thường bơ vơ, lạc lõng và không có nơi nào để nương tựa vào.

Bài kinh cầu siêu sẽ giúp cho vong linh của họ hướng về những cái thiện tâm, những điều tốt đẹp, mang đến những tư tưởng tốt đẹp, không thù hằn và đánh thức thần thức để được tái sinh lại tại nơi an lành và bình yên hơn.

Ý nghĩa của kinh cầu siêu

Cho dù không được giải thích nhưng nhiều người đã thầm tin rằng, việc tụng kinh cầu siêu cho người khuất sẽ giúp tăng lượng công đức của người đã khuất, và từ đó giúp cho họ được tái sinh tại vùng đất an lành, yên bình và ấm áp. Vì thế, rất nhiều người tin rằng những bài kinh cầu siêu sẽ tượng trưng cho sự cầu mong những những điều tốt đẹp bậc nhất cho những người thân đã mất của họ.

Có thể bạn quan tâm:  Cô Đồng Là Gì ⚡️ Tất Tần Tật Sự Thật Thú Vị Về “Cô Đồng”

Không chỉ có như vậy, những bài kinh cầu siêu sẽ là cách để giúp cho vong linh người đã khuất được sám hối. Như mọi người cũng biết, cho dù dù ai trên đời mà chẳng có những lúc làm những điều không tốt đẹp, có lỗi với lương tâm và đây là lúc để họ nghĩ lại và ngẫm nghĩ lại về những tội lỗi của bản thân mình đã gây ra. Ai cũng cần phải có sự thấu hiểu và học được cách cách chấp nhận buông bỏ những đau khổ ấy.

Nghi thức của lễ cầu siêu
Nghi thức của lễ cầu siêu

Việc chết đi không có nghĩa là tất cả mọi mọi thứ đều dừng lại hoàn toàn, thế nhưng cũng phải biết rời xa quả báo, phải biết cách tự mình thoát ra khỏi những đau khổ tột cùng để tâm hồn nhanh chóng được thảnh thơi, thanh thản và tịnh lạc. Chỉ có như vậy thì những điều tốt đẹp mới thực sự mau chóng tìm đến, đánh thức được thần thức và mau chóng được bước vào giai đoạn luân hồi và chuyển kiếp.

Bởi vì những ý nghĩa tốt đẹp như vậy, những bài kinh cầu siêu này không chỉ được sử dụng ở đám tang mà còn được sử dụng ở những trường hợp khác nhau, giúp nhiều người sám hối và tìm lại được bản ngã của chính bản thân mình.

Ý nghĩa của nghi lễ tụng kinh cầu siêu

Trong Phật giáo, sẽ có rất nhiều những buổi nghi lễ tụng kinh cầu siêu được tổ chức. Những buổi nghi lễ cầu này sẽ thu hút được nhiều bà con hàng xóm, những người vãng lai để tụ tập lại tại sân nhà chùa hoặc trong chùa. Những nghi lễ được tổ chức này là những buổi giúp được nhiều người quá vãng hiểu được và ngộ ra được rất nhiều chân lý khác nhau. Và từ những điều đó, họ sẽ thoát ra được những cảnh giới tăm tối, đọa đầy trong cuộc sống và siêu sinh về nơi tịnh độ an lành và bình yên.

Cầu siêu giúp người đã khuất sớm được siêu thoát
Cầu siêu giúp người đã khuất sớm được siêu thoát

Ý nghĩ cầu siêu nằm ở việc chúng ta tích lũy nhiều công đức, siêng năng và chăm chỉ làm việc thiện, hướng đến những điều tốt đẹp, xây dựng một cái tâm thiện lành, tích góp công đức và thành tâm cầu nguyện cho những vong hồn của những người đã khuất sớm được siêu thoát và nương nhờ nơi cửa Phật. 

Nghi Lễ cầu siêu như là một sợi dây kết nối giữa các con cháu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cửu huyền thất tổ, đề cao nên tinh thần “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” với lòng thành tâm mong muốn những người đã khuất sẽ được an nghỉ tại cõi vĩnh hằng và thông qua nghi lễ cầu siêu với mong muốn người thân đã mất sẽ sớm siêu thoát về miền cực lạc.

Tổng kết

Nghi lễ cầu siêu thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn công ơn sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đồng thời, nghi lễ cầu siêu là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, hình thành nên một sợi dây gắn kết giữa người sống và người đã khuất, góp phần tạo nên một nét đẹp văn hóa, đời sống, tinh thần và tâm linh của người dân Việt Nam.