Có thể khẳng định tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Ở mỗi vùng miền đều có đặc trưng riêng biệt. Trong đó, kho tàng chữ viết lại có rất nhiều từ có cách phát âm gần giống nhau, rất dễ gây nhầm lẫn hoặc dùng sai. Vậy, đã bao giờ bạn thắc mắc rằng “chân thành” hay “trân thành” là đúng chính tả không? Trong hoàn cảnh nào nên dùng “chân thành” và khi nào thì nên dùng “trân thành” là hợp lý nhất?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn đọc những phân tích chính xác nhất, giải đáp những thắc mắc gây tranh cãi trong việc sử dụng 2 cặp từ trên. Đừng bỏ lỡ nhé!!!
1. Chân thành là gì?
“Chân thành” biểu thị sự thật thà, không gian manh hay gian dối. Vậy chân thành được hiểu như sự hết lòng, trân trọng với đối phương, không điêu ngoa lừa gạt, không vụ lợi lẫn nhau.
Từ này được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Khi ai đó muốn thể hiện lòng biết ơn đối với một người, một đối tượng hay một tổ chức nào đó thì thường nói là “Chân thành cảm ơn”. Hoặc như khi mắc một lỗi sai nào đó thì chúng ta thường dùng cụm từ “Chân thành xin lỗi”.
Ví dụ với từ “chân thành”:
- Xin chân thành cảm ơn
- Tình yêu chân thành
- Yêu hết lòng có được chân thành
- Tình bạn chân thành
- Lời xin lỗi chân thành
- Lời cảm ơn chân thành
- Sự chân thành trong cuộc sống
2. Trân thành là gì?
Về từ “trân thành” thì ở một số vùng miền sẽ có cách phát âm giống với “chân thành”, tuy nhiên 2 từ này lại không đồng nghĩa với nhau. Nhiều người nhầm tưởng rằng “trân thành” mang nghĩa tương tự với những từ như “trân quý”, “trân trọng” nên cũng có nghĩa là “chân thành”. Nhưng thực tế thì “trân thành” hoàn toàn vô nghĩa và không dùng được trong giao tiếp. Hay nói cách khác, đây là từ sai chính tả và không tồn tại trong từ điển tiếng Việt.
3. Chân thành hay trân thành là đúng?
Qua hai định nghĩa bên trên thì bạn đọc cũng đã phần nào hiểu rõ được vấn đề nên dùng từ “chân thành” hay “trân thành” là đúng trong giao tiếp hằng ngày. Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là “chân thành” mới là từ đúng chính tả, mang nghĩa thể hiện sự thật tâm, thật lòng của người nói với đối phương. Ngược lại, “trân thành” là từ sai chính tả, chúng ta không nên dùng từ này bởi nó sẽ khiến bản thân trở nên thiếu kiến thức, mất đi sự uy tín trong mắt người đối diện và có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có giữa các mối quan hệ hợp tác hay những hoàn cảnh giao tiếp cần sự chuyên nghiệp cao.
4. Tại sao chúng ta thường viết sai từ “chân thành” hay “trân thành”?
Cách phát âm có sự khác nhau giữa các vùng miền là nguyên nhân dẫn đến việc nói và viết sai chính tả. Đây cũng chính vì lý do mà có rất nhiều người nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được nên sử dụng “chân thành” hay “trân thành” mới là đúng.
Không chỉ vậy, còn rất nhiều cặp từ phát âm tương tự khác như “xuất sắc” và “xuất xắc”, “bánh chưng” và “bánh trưng” bị lẫn lộn với nhau. Bởi lẽ, những vùng dân cư phía miền Bắc thì các từ có âm “L” thường hay bị nhầm với âm “N”, âm “X” nhầm với âm “S”, âm “Tr” nhầm với âm “Ch”. Còn ở miền Nam thì thường hay nhầm các từ có âm “V” và “D”, âm “Ng” và “N”,… Ví dụ: “rau củ” đọc trệch thành “dao củ” hay “ngắn ngủi” thành “ngắng ngủi”,…
5. Nên làm gì để tránh sai lỗi chính tả
Trên thực tế thì những sai lầm tưởng chừng nhỏ trong giao tiếp lời nói hay văn bản có thể dẫn đến những hậu quả lớn. Chẳng hạn như khi chúng ta muốn xin lỗi ai đó mà nói là “trân thành xin lỗi” thì sẽ khiến việc hối lỗi đối với đối phương trở nên mất giá trị và mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì lời xin lỗi mà ghi sai chính tả sẽ làm cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng và làm cho sự hiểu lầm trở nên khó giải quyết hơn. Hay trong các văn bản hành chính nếu chúng ta sử dụng cụm từ “trân thành cảm ơn!” thì sẽ bị đánh giá thấp về trình độ trong mắt mọi người xung quanh.
Vậy nên để tránh không bị sai chính tả thì chúng ta nên thường xuyên đọc báo để trau dồi cũng như tăng vốn từ vựng của bản thân lên. Đây chính là cách tốt nhất để khắc phục những lỗi sai chính tả mà bạn hay gặp phải.
Qua những phân tích chi tiết từ bài viết trên, bạn đọc đã hiểu dùng từ “chân thành” hay” chân thành” mới là đúng và có thêm cho mình những góc nhìn sâu sắc hơn về kho tàng từ ngữ tiếng Việt cũng như cách để tránh những lỗi sai chính tả không đáng có.