Vũ trụ bao la còn khả năng và hiểu biết của con người lại có giới hạn. Hàng chục năm qua, các nhà khoa học và thiên văn học đã sử dụng công nghệ tiên tiến để đi tìm các hành tinh trong vũ trụ rộng lớn này, mỗi lúc chúng ta lại phát hiện ra những hành tinh mới và nhận ra chúng ta quá nhỏ bé. Trong bài viết này sẽ đưa các bạn tìm hiểu số lượng các hành tinh trong vũ trụ và Hệ Mặt trời là bao nhiêu nhé.
Số lượng các hành tinh trong vũ trụ là bao nhiêu?
Vũ trụ (Universe) là vô hạn và chứa đựng muốn vàn những bí ẩn mà biết bao thế hệ nhà khoa học mong muốn khám phá. Nó bao gồm các hành tinh (Planet) và các dải ngân hà (Galaxy), các hồ đen (Black hole), các khối tinh vân (Nebula).
Theo các nhà khoa học, vũ trụ được hình thành cách đây hơn 13 tỷ năm thông qua một vụ nổ lớn gọi là Big Bang. Hiện nay, con người chưa có cách nào để biết liệu vũ trụ này rộng bao nhiêu và công nghệ tiên tiến nhất của con người hiện nay cũng khó quan sát được hết các Thiên Hà và các hành tinh trong vũ trụ. Thật sốc khi biết rằng, dù thiên văn học của nhân loại đã tiến rất xa, nhưng số lượng các hành tinh trong vũ trụ mà chúng ta đã tìm ra được thậm chỉ chưa được 1%.
Vũ trụ có thể có ba hình dạng được phỏng đoán. Trong đó bao gồm: Hình cầu, hình nón, hình phẳng. Theo dấu tích của thời gian thì Vũ trụ đang ngày càng dãn nở. Vì thế càng nhiều vật thể được tạo nên bởi các bụi Thiên Hà.
Khám phá hệ Mặt trời
Số lượng các hành tinh trong vũ trụ là không cách nào cân đo đong đếm được với trình độ khoa học hiện nay. Thế nhưng nếu thu hẹp phạm vi ở hệ Mặt trời thì đến nay có thể khẳng định còn người đã khám phá được những tri thức nhất định.
Hệ Mặt trời là gì?
Hệ Mặt trời hay Thái Dương hệ (Solar System) là một khái niệm hoàn toàn không còn xa lạ với con người. Tuy nhiên có một chắc chắn rằng không phải ai cũng biết tường tận về chúng.
Hệ Mặt trời thực chất đó là một hành tinh mà tại đó Mặt trời ở vị trí trung tâm. Các thiên thể xung quanh nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Hệ Mặt trời. Theo ước tính của các khoa học gia, tất cả chúng được hình thành từ cách đây khoảng 4.6 tỷ năm bởi sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ.
Hệ mặt trời của chúng ta có tất cả bao nhiêu hành tinh?
Thái Dương Hệ trước đây có 9 hành tinh, nhưng đến này chỉ còn ghi nhận có 8 hành tinh (bỏ đi sao Diêm Vương). Những hành tinh này lấy Mặt trời là trung tâm và xếp lần lượt theo thứ tự như sau (trong nội dung bài viết này chúng tôi vẫn đề cập đến sao Diêm Vương để quý bạn đọc tiện theo dõi).
Chi tiết thứ tự các hành tinh trong Thái Dương hệ của chúng ta
Hành tinh số 1: Sao Thuỷ (Mercury)
Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời và chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái đất một chút. Do nằm gần mặt trời nhất nên dễ hiểu đây cũng chính là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời. Vào ban ngày, nhiệt độ của nó có thể đạt đến 450 độ C (840 độ F), nhưng ngược lại vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống âm đến hàng trăm độ, dưới mức đóng băng.
Sao Thủy hầu như không có không khí để hấp thụ các tác động của thiên thạch, vì vậy bề mặt của nó bị “rỗ” với nhiều hố lớn, giống như mặt trăng. Trải qua nhiệm vụ bốn năm, tàu vũ trụ MESSENGER của NASA đã tiết lộ quang cảnh của các hành tinh đó đã thách thức những kỳ vọng của các nhà thiên văn học.
Thông tin sơ lược về sao Thuỷ
- Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã
- Đường kính: 4.878 km
- Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất
- Ngày: 58,6 ngày Trái đất
Hành tinh số 2: Sao Kim (Venus)
Hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời nên sao Kim cũng là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn có thể nóng hơn cả sao Thủy. Bầu không khí của sao Kim vô cùng độc hại, góp phần tạo ra hiệu ứng nhà kính dẫn đến việc làm nhiệt độ của hành tinh này lên đến mức khủng khiếp. Hơn nữa, áp suất khi quyển trên bề mặt sao Thủy đủ sức nghiên nát bạn trong tích tắc.
Điều thú vị của sao Kim là nó quay chậm theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác. Người Hy Lạp cổ cho rằng sao Kim gồm hai vật thể khác nhau. Một là bầu trời vào buổi sáng và hai là vào buổi tối. Đáng chú ý sao Kim được báo cáo là nơi phát hiện nhiều UFO hay vật thể bay không xác định, thường được cho là của người ngoài hành tinh.
- Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã
- Đường kính: 12.104 km
- Quỹ đạo: 225 ngày Trái đất
- Ngày: 241 ngày Trái đất
Hành tinh số 3: Trái đất (The Earth)
Trái Đất, hành tinh duy nhất tinh đến thời điểm hiện tại ghi nhận có sự sống trong hệ Mặt trời. Đây là hành tinh được đại dương bao phủ 2/3 diện tích. Bầu khí quyển của Trái Đất rất giàu nitơ và oxy – cùng với nước là những nguyên liệu hình thành sự sống. Trái Đất quay quanh trục của mình với tốc độ 467m/s và hơn 1600km/h tại đường xích đạo. Quỹ đạo của Trái đất là 365,24 ngày. Một ngày có 23h56′. Đường kính của Trái Đất rơi vào khoảng 12.760km.
Hành tinh số 4: Sao Hoả (Mars)
Sao Hỏa là hành tinh thứ 4 trong hệ Mặt Trời. Bề mặt của nó được bao phủ bởi đất đá. Dù được đặt tên là sao Hoả nhưng thực chất hành tinh này rất lạnh vì cách xa Mặt trời. Sở dĩ có tên gọi này bởi vì bề mặt của nó chứa đầy oxit sắt làm cho nó có màu đỏ đặc trưng.
Hành tinh sao Hỏa có những điểm khá tương đồng với Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng hành tinh sao Hỏa sẽ ngập tràn nước lỏng ngay khi nhiệt độ nóng lên. Do vậy suốt nhiều năm con người đã mải mê đi tìm kiếm sự sống trên Sao Hoả.
- Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.
- Đường kính: 6.787 km.
- Quỹ đạo: 687 ngày Trái đất.
- Ngày: Chỉ hơn một ngày Trái đất (24 giờ, phút 37).
Hành tinh số 5: Sao Mộc (Jupiter)
Sao Mộc là hành tinh thứ 5 và cũng là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Nó được ví như một quả cầu khí khổng lồ với chủ yếu là khí Hydro (H2) và khi Heli (He). Lớp khí quyển ngoài cùng của sao Mộc hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên.
Một đặc điểm nổi bật là Vết đỏ lớn (Great Red Spot). Đây thực chất một cơn bão khổng lồ nhưng kỳ lạ là cơn bão này đã tồn tại trên sao Mộc ít nhất từ hàng trăm năm trước. Hành tinh này có từ trường mạnh, với hàng tá mặt trăng xung quanh, trông nó giống như hệ Mặt trời thu nhỏ.
- Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.
- Đường kính: 139.822 km.
- Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.
- Ngày: 9.8 giờ Trái đất.
Hành tinh số 5: Sao Mộc (Jupiter)
Thổ tinh là hành tinh thứ 6 trong Hệ Mặt trời. Nó dễ nhận biết nhờ vành đai bao quanh nó. Sao Thổ được nghiên cứu lần đầu bởi Galileo vào đầu những năm 1600, khi đó nhà khoa học vĩ đại này nghĩ rằng sao Thổ là một vật thể gồm có ba phần, ông miêu tả nó trong ghi chú của mình là hành tinh có một vệ tinh lớn và hai vệ tinh nhỏ. Điều này làm các nhà thiên văn học bối rối khi nhìn vào bản vẽ thu nhỏ của ông về sau.
Sau đó hơn 40 năm, Christiaan Huygens đã sử dụng kính thiên văn với độ phóng đại lớn hơn thì ông phát hiện ra đây là vành đai chứ không phải vệ tinh như Galileo đã lầm tưởng. Những vành đai của sao Thổ được cấu tạo từ đá và băng đá. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được rằng sao Thổ được hình thành như thế nào. Hành tinh khí khổng lồ này chứa chủ yếu là hydro và heli. Ngoài ra, Thổ tinh còn có nhiều mặt trăng.
- Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã.
- Đường kính: 120.500 km.
- Quỹ đạo: 29,5 năm Trái đất.
- Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái đất.
Hành tinh số 7: Sao Thiên Vương (Uranus)
Sao Thiên Vương là một hành tinh khá kỳ lạ trong Hệ Mặt trời với những đám mây được tạo thành từ Hydrogen Sulfide – chất khí có mùi trứng thối. Cũng giống sao Kim, Sao Thiên Vương quay ngược hướng với các hành tinh khác.
Tuy nhiên điểm khác biệt của hành tinh này là đường xích đạo gần như vuông góc với quỹ đạo của nó. Nói dễ hiểu thì là chúng đang tự quay quanh một phía của mình. Giải thích cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng, trước đây đã có một vật thể lớn gấp đôi Trái đất va chạm với Thiên Vương tinh khiến cho trục cùa nó bị nghiêng. Chính độ nghiêng này khiến cho sao Thiên vương có các mùa khắc nghiệt kéo dài 20 năm. Mặt trời chiếu xuống cực này hoặc cực kia trong vòng 84 năm cùng một lúc.
- Phát hiện: William Herschel năm 1781 (trước đây Herschel từng nghĩ đó là một ngôi sao).
- Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.
- Đường kính: 51.120 km.
- Quỹ đạo: 84 năm Trái đất.
- Ngày: 18 giờ Trái đất.
Hành tinh số 8: Sao Hải Vương (Neptune)
Kích thước của sao Hải Vương – hành tinh thứ 8 trong hệ Mặt trời – cũng gần giống Thiên Vương tinh. Hành tinh này nổi bật bởi những cơn gió siêu âm vô cùng mạnh mẽ với tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh. Sao Hải Vương rất xa mặt trời nên dễ hiểu khi nó rất lạnh. Chúng cách Mặt trời tới 30 lần so với Trái đất.
Thay vì được phát hiện bằng mắt thường thì ngôi sao này lại được dự đoán là tồn tại bằng toán học bởi nhà thiên văn học người Đức – Johann Galle. Theo ước tính, ngôi sao này nặng gấp 17 lần Trái đất với lõi là đá. Đường kính là 49530 km và quỹ đạo lên tới 165 năm trái đất.
- Phát hiện: năm 1846.
- Đặt tên theo: Thần nước của La Mã.
- Đường kính: 49.530 km.
- Quỹ đạo: 165 năm Trái đất.
- Ngày: 19 giờ Trái đất.
Hành tinh số 9: Sao Diêm Vương (Pluto) – Hành tinh lùn
Sao Diêm Vương thực thế đã từng được ghi nhận là hành tinh thứ 9 tính từ Mặt trời nhưng đến năm 2006, nó đã được đưa vào danh sách những sao lùn. Hành tinh này hơn Mặt Trăng của hành tinh Trái Đất. Quỹ đạo của sao Diêm Vương nằm trong quỹ đạo của sao Hải Vương và sau đó, tách ra khỏi quỹ đạo đó.
- Phát hiện: Clyde Tombaugh năm 1930.
- Đặt tên theo: Thần địa ngục của La Mã, Hades.
- Đường kính: 2.301 km.
- Quỹ đạo: 248 năm Trái đất.
- Ngày: 6.4 ngày Trái đất.
Lời kết
Bài viết trên đây là tổng hợp tất cả các hành tinh trong vũ trụ và hệ mặt trời. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại những kiến thức thú vị cho bạn đọc.