Kiều ở lầu Ngưng Bích soạn

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn trích hay trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Sau đây là hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích để các bạn có thể tham khảo.

Giới thiệu về tác giả

“Kiều Lầu Ngưng Bích” là tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê gốc của ông là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhưng ông được sinh ra và lớn lên ở Thăng Long.

Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc với nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố trong lịch sử giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX. Chính vì vậy mà ông có kiến thức sâu rộng về văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Sự nghiệp văn học của ông bao gồm rất nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và Nôm.

Một số tác phẩm nổi bật của Nguyễn Du có thể kể đến như Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm, Đoạn trường tân thanh hay còn gọi là Truyện Kiều….

Giới thiệu về đoạn trích

Kiều ở lầu Ngưng Bích soạn
Kiều ở lầu Ngưng Bích soạn

Vị trí đoạn trích

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Du, được ông viết bằng chữ Nôm.

Đoạn trích trên là phần thứ 2: gia  biến và lưu lạc trong tác phẩm Truyện Kiều. Sau khi bị lừa vào lầu xanh, nàng Kiều cảm thấy uất ức và có ý định tự vẫn. Tú Bà giả vờ sẽ gả nàng vào một gia đình tử tế nhưng lại giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích.

Bố cục của đoạn trích

Đoạn trích được chia làm ba phần:

  • Phần 1: từ đầu đến “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Nội dung đoạn này là miêu tả cảnh vật ở lầu Ngưng Bích.
  • Phần 2: Từ câu tiếp theo đến” Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Nội dung của đoạn này là diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người thương của nàng Thúy Kiều.
  • Phần 3: là đoạn còn lại. Đoạn này diễn tả nỗi lo lắng của Thúy Kiều về tương lai của bản thân.

Hướng dẫn soạn văn đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Cảnh thiên nhiên hiện lên trong 6 câu thơ đầu

Không gian ở lầu Ngưng Bích
Không gian ở lầu Ngưng Bích

Về không gian

Qua 6 câu thơ đầu thì hình ảnh thiên nhiên hiện lên qua phép đối lập: “non xa”-“trăng gần”. Lúc này Thúy Kiều đang bị giam lỏng ở trên cao nhìn xuống dãy núi ở phía xa và mảnh trăng như ở cùng một vòm trời.

“Bốn bề bát ngát”  gợi ra một không gian vô tận, rộng lớn trước lầu Ngưng Bích. Nó càng thể hiện sự cô đơn, trống trải của nàng Kiều. Dường như giữa không gian mênh mông, rộng lớn ấy chỉ có một mình nàng cô độc.

“Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”: những sự vật dường như chẳng liên quan đến nhau càng cho thấy sự cô đơn của nàng. Ở nơi đây nàng không quen biết ai cả.

Về thời gian

Thời điểm lúc này là ban đêm thanh vắng, được thể hiện qua cụm từ” trăng gần”.

Cụm từ “mây sớm đèn khuya” cho thấy sự tuần hoàn của thời gian. Từ ngày này qua ngày khác, nàng vẫn một mình ở lầu Ngưng Bích.

Qua những phân tích về không gian, thời gian cho thấy nàng Kiều đang rất cô đơn, một mình ở lầu Ngưng Bích, nhìn xung quanh không gian rộng lớn nhưng tất cả đều xa lạ, chỉ có một mình mà thôi. Cụm từ “khóa xuân” có nghĩa là khóa kín tuổi xuân. Nơi đây như đang giam giữ, khóa kín tuổi thanh xuân của một người con gái.

Câu 2: Nỗi nhớ thương của nàng Kiều trong 8 câu thơ tiếp theo

nỗi nhớ của nàng Kiều
nỗi nhớ của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã nhớ đến những người quan trọng nhất đó là bố mẹ và người yêu( Kim Trọng)

Trước tiên là Kiều nhớ đến Kim Trọng. Điều này cũng vô cùng hợp lý với diễn biến tâm trạng của nàng Kiều. Khi bị Mã Giám Sinh làm nhục và lừa bán đến lầu xanh thì Kiều đã bị chà đạp và về thể xác lẫn tinh thần. Nàng cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình, xót xa vì không giữ được lời thề ước với Kim Trọng. Chính vì vậy mà nàng chẳng biết “Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai”.

Với nỗi nhớ người yêu, tác giả dùng từ ” người dưới nguyệt chén đồng” cho thấy Thúy Kiều đang hồi tưởng lại kỷ niệm nàng và Kim Trọng cùng nhau đính ước hẹn thề.

Và nàng cũng vô cùng băn khoăn không biết khi Kim Trọng trở về quê nhà, đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay chưa, và nếu nghe rồi thì chàng có còn nhớ mong, chờ đợi nàng hay không.

Thành ngữ “bên trời góc bể”  cùng với từ láy bơ vơ càng khắc họa sự cách xa giữa 2 con người dù yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau. Và  tấm lòng thủy chung, sắt son của nàng thì biết bao giờ mới gột rửa được.

Với nỗi nhớ người thân

Tiếp theo nỗi nhớ Kim Trọng, Thúy Kiều nhớ đến cha mẹ. Nàng xót thương cho cha mẹ mình, không biết lúc này ở nhà cha mẹ có lo lắng cho mình hay không.

Những ngày trời nóng có ai quạt cho cha mẹ ngủ, những ngày giá lạnh mùa đông thì có ai nằm trước ủ ấm chỗ cho cha mẹ?

Cha mẹ đã có tuổi, vì vậy cần có người người ở bên chăm sóc mà nàng lại không thể ở cạnh.

Qua những câu thơ có thể thấy Thúy Kiều là người con hiếu thảo, nàng vô cùng xót xa, đau đớn khi không thể ở cạnh chăm sóc, báo hiếu cho cha mẹ. Khi đứng giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã chọn chữ hiếu, dù có xót xa, đau đớn. Qua đây có thể thấy nàng là một người có tấm lòng vô cùng cao đẹp.

Câu 3: Tám câu thơ cuối cho thấy tâm trạng của nàng Kiều

Tâm trạng của nàng Kiều trong 8 câu thơ cuối
Tâm trạng của nàng Kiều trong 8 câu thơ cuối

Cảnh vật hiện lên qua 8 câu thơ cuối hiện lên là hư ảo nhưng đều có nét chung là thể hiện nỗi buồn của nàng Kiều.

“Cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Giữ không gian rộng lớn như thế nhưng chỉ nhìn thấy hình ảnh thuyền ai thấp thoáng ở xa xa cho thấy sự cô đơn giữa cuộc đời. Hình ảnh con thuyền khiến nàng nhớ về quê hương, nàng muốn về nhưng không biết về bằng cách nào và đến khi nào mới về được.

“Mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: hình ảnh bông hoa như bị vùi dập tượng trưng cho cuộc đời đầy đau khổ của nàng. Nàng cũng như cánh hoa đang trôi lênh đênh giữa dòng đời không biết đi về đâu. Lúc này nàng đang bị tuyệt vọng và mất phương hướng.

“gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Giữa không gian vắng lặng, yên tĩnh như vậy, nàng như nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ quanh chỗ mình. Đó là dự cảm chẳng lành về những sóng gió của cuộc đời đang bao vây lấy nàng. Và nàng càng cảm thấy xót xa, đau đớn hơn.

Cụm từ “buồn trông” được laowj lại bốn lần ở đầu bốn câu thơ như những lớp sóng trùng điệp, nối tiếp nhau không dừng. Cứ hết lớp này đến lớp khác càng thể hiện những bất hạnh của cuộc đời nàng Kiều.

Câu hỏi phần luyện tập

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là qua việc miêu tả cảnh vật để thể hiện tâm trạng của nhân vật. Đây là một nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến trong văn học.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối:

8 câu thơ cuối của đoạn trích thể hiện rất rõ tâm trạng của nàng kiều.

Qua các hình ảnh như: thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa, hoa trôi man mác biết là về đâu, chân mây mặt đấy một màu xanh xanh hay ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi đều thể hiện một tâm trạng chung của nàng kiều đó là:

  • Sự cô đơn giữa không gian mênh mông, rộng lớn không một bóng người
  • Sự tuyệt vọng và vô định của nàng Kiều khi không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu.
  • Sự xót xa cho bản thân và dự cảm về những sóng gió cứ bủa vây lấy nàng.

Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, người đọc không khỏi xót thương cho số phận nàng. Kiều là một người con có hiếu, một người thủy chung, vậy mà lại rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, đáng thương như vậy.

Trên đây là những gợi ý giúp bạn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích. Chúc các bạn hoàn thành tốt bài tập.