Gia Cát Lượng nói mưu sự tại nhân thành sự tại thiên

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” , câu thành ngữ đã nói rõ ra huyền cơ ẩn sau sự thành công nơi thế gian. Mọi việc đều không phải là sự ngẫu nhiên, vô duyên vô cớ. Mỗi một sự việc thành công đều không phải chỉ do sự cố gắng nhiều ít hay mong muốn của một người mà quyết định được. 

Câu thành ngữ “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” 

Nguồn gốc của câu thành ngữ

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” là một câu thành ngữ vô cùng thông dụng, cũng là câu nói hàm chứa tính triết lý rất lớn lao. Được xuất phát từ tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” là bộ tiểu thuyết lịch sử, không phải là chính sử. La Quán Trung đã dựa trên những sự kiện lịch sử để sáng tác ra bộ truyện này với mục đích nhằm trình bày các đạo lý thâm sâu của cổ nhân, do vậy mới nói là “Tam Quốc” diễn “Nghĩa”, ba quốc gia phân tranh để làm nổi bật cái “chính nghĩa” này.

Gia Cát Lượng nói mưu sự tại nhân thành sự tại thiên
Gia Cát Lượng nói mưu sự tại nhân thành sự tại thiên

Trong hồi 103 của tác phẩm này, Gia Cát Lượng vắt hết óc, tính toán một cách tỉ mỉ dùng để dẫn dụ cha con Tư Mã Ý vào Thượng Phương cốc bằng cách cho người nói với Tư Mã Ý rằng tất cả lương thực của quân Thục đều ở trong ấy.

 Hơn thế, khi cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng đã cho quân phóng hỏa thiêu cháy cha con Tư Mã Ý.

Cha con Tư Mã Ý cùng Ngụy binh đã không có đường tiến thoái lại gặp phải cảnh bị lửa đốt tai ương ngập đầu. Nhưng vào đúng lúc ấy, cuồng phong gào thét, mưa rào ập đến tầm tã, toàn bộ lửa đều bị mưa lớn dập tắt.

Nhờ việc đó, cha con Tư Mã Ý chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc. Gia Cát Vũ Hầu việc duy nhất có thể ngửa mặt lên trời than rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” không thể cưỡng lại được.

Nói cho rõ hơn, bản thân của sự cố gắng của con người cũng nằm trong “Thiên toán”. Bởi đó, có những chuyện khi con người bảo rằng là mình muốn làm, có những chuyện con người cứ cho đó là ý chí của bản thân, nhưng có rất nhiều chuyện là con người thường không biết vì sao mà mình tự nhiên nghĩ ra được.

Và không biết lý do vì sao mà kiên trì nỗ lực đến được như thế, không biết vì sao mà đột nhiên mọi sự lại thông thuận đến mức bất ngờ. Thậm chí nếu khi đặt người khác vào cùng vị trí đó thì họ lại làm mãi không xong.

Mưu tính của một con người hay “nhân mưu” là  cả một quá trình, còn “Thiên thành” là kết quả. Khi “nhân mưu” là trước, “thiên thành” là sau. Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều việc, cho dù là hao hết trăm cay nghìn đắng nhưng kết quả đều là bằng không.

Đây cũng chính là điều mà người xưa nói “Hữu tâm trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, thì liễu thành rừng”. Một người khi vì mục tiêu của mình mà cố gắng thì chỉ có thể đạt được kết quả ở trong một mức độ hạn định.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên
Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên

Còn “thiên” trong các yếu tố bên ngoài lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn, thậm chí còn là mấu chốt quyết định sự thành công của một người.

Một người vô luận là lúc nhỏ có lý tưởng gì, có hoài bão muốn trở thành kỹ sư, giáo sư, hay khoa học gia, họa sĩ, bác sĩ, nhà thơ đều là những ước mơ tốt đẹp của bản thân.

Nhưng cuối cùng người ấy làm ngành nghề gì lại rất có thể không do họ quyết định, không phải muốn gì liền có thể làm được.

Nhìn lại cuộc đời mình, người ta chắc chắn sẽ nghiệm ra rằng có rất nhiều điều đều là muốn làm mà không thể làm được, cũng có rất nhiều việc tưởng không làm được thì lại có kết quả tốt đẹp không ngờ.

Con người sẽ là một phần của thiên nhiên, cho nên tất nhiên cũng phải tuần hoàn theo quy luật tự nhiên.

Ngày nay, con người vì muốn đạt được lợi ích vật chất của bản thân mà phá hoại tự nhiên, nghịch thiên đạo mà hành. Kết quả nhất định sẽ là ngày càng xa rời thiên đạo, khoảng cách để được khoái hoạt càng ngày càng xa.

Con người hiện đại hiện nay ai ai cũng có rất nhiều dục vọng, ham muốn nên dễ bị mê lạc mất, tính toán rất nhiều mà không nhận ra rằng “thành sự tại thiên”.

Hàm nghĩa của câu thành ngữ

Gia Cát Lượng là một vị quân sư túc trí đa mưu. Tuy thân trong lều cỏ nhưng lại hiểu biết đến thế trận cách xa nghìn dặm. Khi ông nói ra câu này, rất nhiều người đã cho rằng, con người nên cố gắng hết sức mà làm việc, cuối cùng không thành công đó là thiên ý.

Như thế, cũng không có gì phải hối hận bởi bản thân đã cố gắng nỗ lực phấn đấu., tuy cách suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. 

Kỳ thực, điều mà Gia Cát Lượng muốn nói với thế nhân chính là sự thành bại của sự việc thực sự do Thượng Thiên quyết định. Vậy nên muốn thành công cần phải phù hợp với Thiên ý. Cũng chính là muốn nói thuận thiên ý mà hành sự thì mới có thể thành công.

Trải nghiệm cá nhân, thấm thía câu nói: Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên
Trải nghiệm cá nhân, thấm thía câu nói: Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên

Ý nghĩa trong tiếng trung

谋 móu: mưu kế, mưu trí

事 shì : sự việc, công việc

在 zài : ở ,tại, do

人 rén : con người

天 tiān : trời, ông trời

Câu thành ngữ ở đây được hiểu là tính toán hay lập kế hoạch cho bất kì công việc nào đó chính là do chính bản thân con người, làm như thế nào để cho kế hoạch hợp lý, công việc đó đã thành công tốt đẹp lại là chuyện của Thượng Đế sắp đặt ra sao. Sự thành bại trong cuộc sống đều đã được định đoạt trước đó, không ai thay đổi được.

Không phải tự nhiên mà câu thành ngữ này trở nên nổi tiếng và được nhiều người cho rằng áp dụng ý nghĩa của nó rất đúng trong cuộc sống đời thực, dù cho con người có thông minh tài trí đến mấy, hay các vị tiền nhân tài giỏi mưu trí như Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, thì vẫn “ngửa mặt lên trời than rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. 

Ý nghĩa cốt lỗi của câu thành ngữ

Gia Cát Lượng không phải là một người tầm thường, nên lời ông nói gần với đạo và mang nội hàm rất thâm sâu.

Ngày nay, nhiều người lý giải câu thành ngữ “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” là khi một người cứ cố gắng hết mức để hoàn thành sự việc nào đó, đến cuối cùng nếu kết quả không thành công thì đổ lỗi là do ý trời và không cần phải hối tiếc bởi bản thân đã cố gắng hết sức rồi đây là cách lý giải này không hoàn toàn đúng.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên phản ánh mối quan hệ giữa Thần và con người.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên phản ánh mối quan hệ giữa Thần và con người.

Gia Cát Lượng xem thiên văn hiểu được mệnh Trời, biết rỡ được cái chết của Chu Du, Bàng Thống và của chính mình. Thật ra, Gia Cát Lượng vẫn muốn nói với mọi người rằng việc thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào ý Trời. 

Nếu muốn thành công thì phải thuận theo Thiên ý mà hành. Nhìn vào kết quả của sự việc muốn gặt hái được nhận định sự việc đó có hợp với đạo lý của Trời đất không nên từ đó mới đưa ra quyết định hành động, đây là cách tốt nhất.

Những mẫu chuyện về “ Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”

Tiểu hòa thượng ở vườn cỏ nơi thiền viện

Theo một câu chuyện Phật giáo kể rằng, cỏ ở trong thiền viện héo úa cả một vùng. Khi đó một Tiểu hòa thượng sốt sắng, nói với sư phụ của mình : “Sư phụ, chúng ta mau rắc thêm hạt giống đi thôi”.

Sư phụ trả lời với cậu rằng: “Con đừng vội, lúc nào gieo cũng được, cứ để tự nhiên!”. Mùa thu lại đến, sư phụ mua hạt giống cỏ về đưa cho tiểu hòa thượng đi rắc. Gió thu đã nổi lên, hạt giống rắc tới đâu gió thổi bay tới đó.

Tiểu hòa thượng đã vô cùng sốt sắng hét lên: “Sư phụ, không hay rồi, rất nhiều hạt giống đã bị gió thổi bay đi mất”.

Sư phụ lại rất điềm tĩnh nói: “ Những hạt bị thổi bay đa phần đều là hạt lép. Cứ để tự nhiên đi!”. Gieo xong, tiểu hòa thượng đã ngạc nhiên khi có rất nhiều chú chim nhỏ bay đến ăn hạt giống.

Cậu đã hoảng hốt nói với sư phụ: “Hạt cỏ đều bị lũ chim ăn hết rồi, lần này hết thật rồi!”. Sư phụ lại vẫn rất bình thản: “Không sao, hạt giống nhiều thế, làm sao ăn hết được? Cứ để tự nhiên!”.

Đến nửa đêm thì trời lại đổ một trận mưa rào xối xả. Mới sáng tinh mơ Tiểu hòa thượng đã xông vào nơi thiền phòng: “Sư phụ, rất nhiều hạt giống đều bị nước mưa cuốn đi!”. 

Sư phụ nói rằng: “Nước cuốn đến đâu cỏ sẽ nảy mầm đến đó. Cứ để tùy duyên!”. Một tuần lại qua đi, mảnh đất trơ trọi ấy đã được bao phủ bởi rất nhiều mầu xanh. Mọi việc có chẳng phải là thuận theo tự nhiên sao?

Mọi việc thuận theo tự nhiên, chẳng cưỡng cầu, ngược lại sẽ có thể gặt hái những thành quả bất ngờ.
Mọi việc thuận theo tự nhiên, chẳng cưỡng cầu, ngược lại sẽ có thể gặt hái những thành quả bất ngờ.

Câu chuyện về Túc Tông được Thần bảo hộ

Đường Huyền Tông ở tại Đông Cung, Thái Bình công chúa đã có tính cách rất đố kỵ. Vì vậy, họ đã cử người theo dõi nhất cử nhất động của vua xem thái độ của vua thế nào. Chỉ cần khi phát hiện một chút sơ hở nhỏ sẽ bẩm báo với Hoàng thượng.

Những người ở trong hậu cung và bên cạnh ông đều âm thầm có  hai loại thái độ. Bởi thế lực của Thái Bình công chúa là rất lớn, nên cuối cùng mọi người đều đứng về phe đó. 

Khi đó Nguyên Hiến hoàng hậu đang trong thời gian mang thai. Huyền Tông vì sợ Thái Bình công chúa nên đã bảo hoàng hậu bỏ thai.

Khi đó, có một người tên là Trương Thuyết vào cung thái tử với thân phận người hầu. Huyền Tông đã nói với Trương Thuyết về ý định của ông là muốn hoàng hậu bỏ thai. Trương Thuyết hứa sẽ giúp.

Mấy ngày sau, Trương Thuyết lại vào cung hầu hạ Huyền Tông. Anh ta đã lén mang ba thang thuốc phá thai đưa cho ông. Có được thuốc Huyền Tông đã vô cùng vui mừng, liền đuổi những người hầu bên cạnh đi.

Ông ta đích thân châm lửa sắc thuốc trong điện. Khi thuốc chưa xong, cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Ông chợp mắt nghỉ ngơi. 

Đột nhiên, ông cảm thấy như có vị Thần linh đã xuất hiện. Ông ngẩng đầu lên đã thấy một vị Thần tiên cao hơn một trượng cùng một con ngựa xuất hiện. 

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên hàm ý chân thực là gì?
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên hàm ý chân thực là gì?

Vị Thần khoác kim giáp, tay cầm giáo mác dài, quay ba vòng quanh nồi thuốc và đổ hết thuốc trong đang sắc. 

Huyền Tông đã vội vàng chạy lại xem,thì không còn chút thuốc nào trong nồi nên đã cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Nên,ông lại châm lửa cho thang thuốc thứ hai vào sắc và nằm trên giường. Một lúc sau, lại chạy lại xem thuốc.

Cũng như lần trước đó, vị Thần Linh nọ lại xuất hiện một lần nữa đổ hết thuốc trong nồi. Cứ thế cả ba thang thuốc của Huyền Tông đều bị đổ hết nên chỉ còn cách ngừng lại.

Ngày hôm sau Trương Thuyết đã lại tới, Huyền Tông liền vội vàng kể lại sự tình với Trương Thuyết. Vừa nghe thấy Trương Thuyết liền vội quỳ xuống bậc thềm nghiêm túc chúc mừng ông và nói: “Đây là ý trời, thai nhi này không thể bỏ”.

Sau đó, Nguyên Hiến hoàng hậu đã muốn ăn đồ chua, Huyền Tông liền vội đem sự việc kể lại cho Trương Thuyết. Trương Thuyết nhân cơ hội đó vào cung dạy Huyền Tông, liền dấu quả đu đủ trong tay áo dâng lên cho ông.

Do đó vào năm Khai Nguyên, ân đức của ông đối với hoàng gia đã được ghi nhận. Sau này khi con trai của Huyền Tông là Túc Thông đã vô cùng thân thiết với con trai của Trương Thuyết là Trương Quân, Trương Ký như anh em một nhà.

Bốn kiểu người bạn nên học qua câu thành ngữ

Không quên ơn, không phụ nghĩa

Matsushita Konosuke, là một doanh nhân huyền thoại người Nhật Bản, người sáng lập ra tập đoàn Matsushita.

Khi còn nhỏ, ông từng suýt chết đuối và được vài thủy thủ trên thuyền cứu giúp. Từ lúc đó, ông luôn rất biết ơn họ, cũng như cảm thấy bản thân thật may mắn!

Thật ra nhiều người trong đời cũng sẽ trải qua những câu chuyện li kì hoặc nguy hiểm tương tự như vậy, nhưng đa phần họ đều sẽ nhanh chóng quên đi người đã giúp mình.

Thế nhưng Matsushita thì không như vậy. Sau khi thành công, ông đã tìm đến họ báo đáp hết mình, cũng như giúp đỡ toàn khả năng.

Khi nhận được ơn nghĩa của người khác, nhất định phải ghi nhớ trong lòng và tìm cơ hội báo đáp. Dù cho người khác không có ý đòi bạn phải hồi báo, nhưng chúng ta vẫn cần trân trọng và nhớ về lòng tốt này và đừng bao giờ sống như một kẻ vô ơn.

Những câu nói hay của Khổng Tử dạy người quân tử cách sống ở đời
Những câu nói hay của Khổng Tử dạy người quân tử cách sống ở đời

Phấn đấu không ngừng nghỉ

Cha của Fan Zhongyan qua đời khi anh ta mới được ba tuổi. Nhưng lên sáu tuổi, ông đã tự đặt cho mình mục tiêu phải trở thành một lương y tài giỏi.

Sau đó, ông theo học ở một tu viện, câu chuyện về ông đã truyền cảm hứng cho vô số học giả đời sau.

Ít ai biết rằng, thời còn trẻ, Zeng Guofan cũng chỉ là người bình thường, không có gì nổi bật. Một đêm nọ, ông đang học thuộc lòng bài Nhạc Dương Lâu Kí thì tên trộm núp trong tối đột nhiên nhảy ra chỉ vào mặt ông mà chửi: “Sao mà ngốc thế!”.

Hóa ra, tên trộm đã ngồi ở đó từ rất lâu, thấy Zeng Guofan học đi học lại mãi rất lâu mà vẫn chưa thuộc nổi, nên mới không nhịn được nhảy ra mắng.

Từ sự việc đó, ông nhận ra được khuyết điểm của mình, lại càng quyết tâm dùng “cần cù bù thông minh.”

Sau sáu lần thi điều thất bại, đến lần thứ bảy, sự kiên trì của ông cuối cùng cũng có kết quả. Tên ông được khắc trên bảng vàng, sau này còn trở thành một nhà chính trị lừng lẫy, là vị quan đại thần được trọng dụng nhất thời cuối nhà Thanh.

Giống như câu nói: “Cơ hội chỉ đến với những người đã chuẩn bị sẵn sàng. “Trên đời này không có một sự thành công nào là ngẫu nhiên. Bạn nghĩ người ta may mắn, thực ra sau lưng họ là bao mồ hôi, công sức.

Chỉ khi bạn chăm chỉ, sống hết mình, thì cơ hội mới mở ra càng nhiều!

Bình tĩnh trong mọi tình huống

Khi Lu Mengzheng còn là một thiếu niên, cả cha lẫn mẹ của ông đều đã qua đời. Tuy gia cảnh nghèo khó, nhưng Lu Mengzheng thật sự rất chăm chỉ, sau này ông chính là tể tướng nổi tiếng nhất thời Tống. Đứng trước địa vị, danh vọng hay tiền tài, Lu Mengzheng đều rất bình tĩnh. Nên sau này đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đã nhiều lần đấu trí đấu dũng với nhau.

Khi quân Thục lăng mạ, khiêu khích; quân Ngụy vẫn nhiều lần không ứng chiến, mục đích là để tiêu hao lương thực của quân Thục, buộc bọn chúng phải lui binh.

Bình tĩnh là gì? Mất bình tĩnh xảy ra trong trường hợp nào?
Bình tĩnh là gì? Mất bình tĩnh xảy ra trong trường hợp nào?

Gia Cát Lượng đã sai người đưa đến một bộ quần áo phụ nữ cho Tư Mã Ý, hòng ép ông ra trận. Nhưng Tư Mã Ý lại tương kế tựu kế, cố tình mặc quần áo Gia Cát Lượng đưa đến, khiến ông tức đến hộc máu.

Tư Mã Ý luôn bình tĩnh, nên có thể nắm vững cơ hội phản công.

Bạn thấy đó, dù ở tình huống nào, trong tay bạn đang nắm đại cục hay sự thảm bại đi nữa, chỉ khi bạn bình tĩnh, ổn trọng, mới có thể làm nên việc lớn! Kẻ kiêu ngạo có thể đạt được sự may mắn nhất thời, nhưng kết cục nhất định sẽ không mấy tốt đẹp. Bình tĩnh chính là liều thuốc giải quyết và chiến thắng nhiều chuyện khó khăn trên đời.

Dứt khoát, quyết đoán

Vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler trở thành Thủ tướng của Đức, bắt đầu kỉ nguyên Quốc xã. Mà một trong những mục tiêu của Đảng Quốc xã đó chính là đánh đuổi người Do Thái.

Cùng ngày đó, Einstein cùng vợ đã trốn thoát khỏi Đức thành công, bắt đầu hành trình đến thăm Hoa Kì. Ngày 26/5, Einstein đến Đại sứ quán Đức để trả hộ chiếu và tuyên bố từ bỏ quốc tịch Đức. Sau đó, Đảng Quốc xã đã bắt và giết vô số người Do Thái, Einstein nhờ quyết định dứt khoát lúc đó, mà sau này có thể an ổn dưỡng tuổi già ở Hoa Kỳ.

Cần quyết đoán hơn
Cần quyết đoán hơn

Einstein là một người vĩ đại, nhiều người cho rằng điều ưu tú ở ông là khám phá ra thuyết tương đối. Thực ra ở ông có một đặc điểm còn nổi trội hơn, đó là tính nhạy cảm cao với chính trị.

Tục ngữ có câu: “Lúc nên đoạn tuyệt lại không đoạn tuyệt, sau này tất phải gánh lấy hậu quả”. Những người thành công đa số đều là người quyết đoán, họ dám từ bỏ, cũng dám bắt đầu lại từ đầu. Quan trọng hơn là, họ có dũng khí đối diện và gánh chịu những sai lầm mà họ đã lựa chọn.

Phúc đức cũng điều được cải thiện dựa trên việc làm của mỗi người. Luôn làm chủ hành động của mình, để bản thân cuối đời không phải tiếc nuối!

Hy vọng qua bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu biết rõ hơn về câu thành ngữ “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên“. Người có thể thuận theo tự nhiên thì mọi việc dễ thành công, nghịch Thiên thì hết thảy đều là “cực khổ mà không nên công trạng gì”. 

Nguồn tham khảo: câu nói hay