Mỗi một món đồ trong bộ đồ thờ cúng đều có một ý nghĩa tâm linh riêng. Đồ thờ cúng được xem như là sự kết nối giữa dương gian và âm thế. Vì vậy, bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của đồ thờ cúng trên bàn thờ để bày trí sao cho đẹp nhất, chu đáo nhất, thể hiện được sự tôn kính, sự trang nghiêm, tới Thần Phật và gia tiên.

Ý nghĩa của việc thờ cúng gia tiên

Thờ cúng tổ tiên từ lâu đã trở thành một phần tâm linh không thể thiếu trong văn hóa Á Đông. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, trẻ thơ đã được đắm chìm trong lời ru của mẹ, qua những câu ca dao về cội nguồn. Ở tuổi trưởng thành, việc thờ cúng tổ tiên trở nên trang trọng và nghi lễ hơn. Trở thành chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc của xã hội. Đó cũng là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của mỗi người Việt Nam.

Dù đi đâu, làm gì thì ít nhất nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên. Không nhất thiết là phải có mâm cao cỗ đầy. Thắp hương, thờ cúng tổ tiên vào những dịp đặc biệt như ngày rằm, mồng một, lễ tết, giỗ chạp,… là để thể hiện sự thành tâm của gia chủ.

Thờ cúng tổ tiên - Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam - Hànộimới

Đồ thờ trên bàn thờ gia tiên không nhất thiết phải là loại sang trọng nhất. Chỉ cần là một lễ cúng gia tiên đầy đủ, tươm tất, thể hiện được tấm lòng thành của mỗi gia chủ. Thông qua việc thờ cúng gia tiên, gia đình gia chủ sẽ gặp được những điều tốt đẹp. Người ta tin rằng, càng trang nghiêm và chân thành, ắt sẽ thành hiện thực. Bên cạnh đó, đây cũng là niềm kiêu hãnh của tổ tiên ở cõi vĩnh hằng.

Đồ thờ cúng gồm những loại nào?

Trước hết, đồ thờ cùng có rất nhiều loại như: Đồ thờ cúng bằng đồng, gốm sứ hoặc bằng gỗ.v.v.. Dòng đồ thờ cúng bằng đồng và đồ thờ cúng bằng sứ được nhiều người sử dụng hơn hẳn bởi độ bền, cũng như sự đa dạng kiểu dáng, màu sắc họa tiết,…

Các loại bàn thờ trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Bộ đồ thờ cúng đầy đủ có những gì? Ý nghĩa của từng đồ thờ cúng

Mỗi gia đình, mỗi vùng miền đều sẽ có những tục thờ cúng khác nhau, cũng vì thế mà bộ đồ thờ cúng sẽ có cách bày biện khác nhau. Dưới đây sẽ là những món đồ thờ cúng được trưng bày trên bàn thờ và cách để bày bộ đồ thờ cúng cơ bản.

Bát hương

Tùy theo gia chủ mà mỗi nhà sẽ có 1 hoặc 3 bát hương. Đây là đồ bày bàn thờ rất cần thiết để cắm hương khi thờ cúng. Người Việt cho rằng bát hương là nơi giao thoa của âm và dương. Thắp hương là thể hiện lòng thành kính và mời tổ tiên, vong linh về phù hộ, phù hộ độ trì cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm:  Sự Phát Triển Của Quả Bóng FIFA World Cup Mang Tính Biểu Tượng

Bát Hương (Bát Nhang) Gốm Màu Đen Viền Vàng, Nhiều Kích Cỡ giá từ 260,000 ₫ – 990,000 ₫ bán tại Pháp Duyên Shop

Chóe thờ

Nó là một cái hũ có hình dạng giống như thạp đựng gạo và được đặt trên bàn thờ tổ tiên. Chóe thờ được sử dụng để đựng gạo, muối và nước sạch. Trong tư tưởng của người Việt, chóe thờ tượng trưng cho lòng hiếu thảo và sự giàu có của gia chủ

Bộ đỉnh hạc

Bộ đỉnh hạc hay còn được gọi là lư hương gồm có đỉnh thờ và hạc thờ. Đây là một trong những đồ thờ cúng trang trọng nhất được đặt trên bàn thờ. Nó được cấu tạo bởi 5 phần cơ bản: đế, bụng, chân, nắp đỉnh, tai đỉnh.

Bộ đỉnh hạc men rạn Bát Tràng chính hãng | BatTrang Family

Đỉnh thờ thường được khắc họa tinh xảo với nhiều hoa văn và được dùng để thắp hương. Theo dân gian xưa, bát hương từ đỉnh chùa có thể hoá giải hung khí và tăng thêm cát khí cho gia chủ. Hạc thờ thường sử dụng theo từng cặp. Với hình ảnh đôi hạc trên mai rùa, biểu tượng cho sự hài hoà Âm – Dương, Trời – Đất. Có giá trị phong thủy cao, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà.

Kỷ chén thờ

Thường là 3 hoặc 5 chén tùy thuộc vào diện tích bàn thờ và ý muốn của chủ nhà. Kỷ chén thờ thường được sử dụng để đựng nước sạch, trà hoặc rượu thờ cúng mỗi ngày.

Mâm bồng

Mâm bồng là một cái đĩa nhỏ có đế đỡ. Dùng để đựng các lễ vật như trầu cau, bánh kẹo hoặc hoa quả, giấy tiền vàng mã… Thông thường, bàn thờ có từ 1 đến 3 mâm bồng với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Nếu có 3 bồng thì 2 mâm ngoài rìa phải nhỏ hơn mâm chính giữa. Mâm giữa được sử dụng để trầu cau hoặc vàng mã. Nhìn từ phía đối diện, khay bên phải thường để trái cây, và khay bên trái dùng để hoa.

Mâm bồng phi 26 – Bát Tràng Shop

Bát thờ

Bát thờ được coi là một phần quan trọng trong “mâm cơm” cúng ông bà, tổ tiên. Cơm trắng được dùng để cúng tổ tiên vào ngày giỗ, ngày rằm, mùng 1 hoặc lễ Tết. Nó có một ý nghĩa biểu tượng về sự đầy đủ, sung túc. Tô điểm không gian bàn thờ và để các bậc bề trên quay về thưởng thức lễ vật.

Bộ đũa thờ

Đũa luôn được đặt chung với bát cơm cúng. Trong bát cơm cúng giỗ thường cắm đũa thẳng đứng trên bát cơm. Còn trong những ngày cúng bình thường khác, gia chủ chỉ cần đặt kế bát cơm hoặc đặt ở hai biên của bàn thờ. Bạn không nên sử dụng đũa ăn hàng ngày để làm đũa thờ. Mỗi gia đình nên chuẩn bị một bộ đũa thờ riêng để vừa để trang trí, vừa giúp ông bà, tổ tiên có dụng cụ để gắp thức ăn riêng.

Bộ đũa thờ 10 đôi phong thủy gỗ hương kiểu đứng kèm giá cắm- Hàng loại 1 | Tiki

Chân nến

Chân nến được sử dụng để cắm và thắp nến trên bàn thờ. Nó là một biểu tượng của Hỏa trấn trong ngũ hành. Là vật kết nối giữa người còn sống với người cõi âm nhờ ánh sáng lấp lánh của nó.

Đèn thờ

Đèn thờ là vật phẩm được đặt trên bàn thờ giống như “vật giữ lửa” và để lấy lửa thắp hương. Mọi người thường sử dụng đèn thờ giống như là bùa chú xua đuổi khí tà ma, điều xui rủi.

Ống hương

Ống hương có cấu tạo gồm chân đế, thân và phần miệng. Nó được sử dụng để đựng hương (nhang) giúp bàn thờ trở nên ngăn nắp, gọn gàng. Thường được đặt trong cùng ở góc trái bàn thờ.

Có thể bạn quan tâm:  Mơ Thấy Cào Cào Có Ý Nghĩa Gì? Các Con Số Giúp Đặt Cược May Mắn

Ống hương trắng xanh decal | BatTrang Family

Lọ hoa

Lọ hoa được sử dụng để cắm hoa trang trí trên bàn thờ gia tiên. Điều này sẽ giúp xua tan không gian u ám của bàn thờ. Tô điểm thêm vẻ đẹp thanh cao, tươi sáng, thuần khiết.

Lọ lục bình

Lọ lục bình có dáng dài, cao, cổ thắt và miệng rộng. Phần thân bình có dạng hình trụ có phần hơi bầu và được chạm khắc tinh xảo. Lộc bình cao có các loại như 1m2, 1m4, 1m6, 1m8… được dùng trang trí trong phòng thờ, đặt 2 bên bàn thờ.

Lục Bình Gốm Chu Đậu Vẽ Vàng Lý Ngư H38cm BG225

Còn tiểu lục bình thì được đặt trên bàn thờ, có kích thước nhỏ hơn, chỉ cao khoảng từ 50 đến 70cm. Loại nhỏ này có thể được sử dụng để cắm hoa tươi hay cành đào vào ngày Tết. Nhìn chung, đặt lộc bình trong không gian thờ cúng làm gia tăng sự cao sang, trang trọng với những hoạ tiết mang nhiều ý nghĩa được khắc hoạ tinh xảo trên nó.

Nậm rượu

Sử dụng nậm rượu để đựng rượu sạch trên bàn thờ. Nó được xem như là bình để hút lộc cho gia chủ với bụng phình to và dáng miệng thuôn nhỏ. Việc chuẩn bị nậm rượu riêng thể hiện được sự chu đáo của gia chủ đối với gia tiên.

Bát sâm (Bát nắp)

Bát sâm hay còn được gọi với cái tên là bát nắp. Nó được sử dụng để đựng trà và đặt trên bàn thờ vào ngày rằm, lễ tết. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bát sâm để đựng muối, gạo, nước dâng lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài.

Bát sâm men rạn đắp nổi Bát Tràng | BatTrang Family

Bộ ấm trà

Bộ ấm trà thờ cúng thường được thiết kế khá nhỏ gọn với 1 ấm và 3 chén hay 5 chén. Bộ ấm trà giúp bàn thờ thêm đầy đủ hoặc có thể sử dụng để pha trà thay cho bát sâm.

Danh sách các vật phẩm được liệt kê trên đây chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc của bạn về bộ đồ thờ cúng gồm những gì. Ngoài các gợi ý trên, những món đồ thờ trên bàn thờ gia tiên có thể được chủ nhà thêm vào tùy theo nhu cầu và sở thích khác nhau.

Bộ đồ thờ Phật

Theo tín ngưỡng đạo Phật, bên cạnh đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên thường sẽ có thêm bàn thờ Phật. Gia chủ thờ Phật là để tỏ lòng kính trọng, sự chân thành. Mong muốn có được sự thanh thản cùng tâm hồn thuần khiết, hướng thiện, an lành.

Bộ đồ thờ cúng gồm những gì? ý nghĩa và cách sắp xếp

Nếu gia chủ muốn thờ Phật thì nhiều nhất là ba vị và phải chú ý sắp xếp đúng vị trí, phong thủy. Những đồ thờ Phật cũng cần phải chăm sóc cẩn thận và lau dọn mỗi ngày. Vì Phật là đấng cao nhất nên thường thì bàn thờ Phật được đặt cao hơn so với bàn thờ gia tiên. Một bàn thờ Phật đầy đủ sẽ bao gồm các vật phẩm sau đây:

  • Bát hương
  • Đôi đèn dầu (nến)
  • Ống hương
  • Mâm bồng
  • Kỷ chén thờ
  • Một hoặc hai choé thờ (hũ đựng gạo, muối, nước)
  • Lọ lộc bình hoặc Lọ hoa lượn

Đồ thờ Ông Địa – Thần Tài

Đối với những người kinh doanh, buôn bán thì Thần Tài được xem như “lá bùa hộ mệnh” đem đến tài lộc, sung túc, là quý nhân phù trợ công việc kinh doanh luôn diễn ra thuận lợi, phát đạt. Thờ phụng Ông Địa – Thần Tài từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng quen thuộc của người Việt. Gia chủ thờ Ông Địa – Thần Tài để cầu may mắn, tài lộc, sung túc trong chuyện làm ăn.

Có thể bạn quan tâm:  Tiểu Sử Tay Cờ Bạc George Freeman - Tay Cá Cược Nổi Tiếng Ở Úc

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì để giúp gia chủ chiêu tài, hút lộc

Một bàn thờ Ông Địa – Thần Tài bao gồm các đồ thờ sau:

  • Khảm gỗ
  • Tượng Ông Địa, Thần Tài
  • Bát hương
  • Mâm bồng
  • Kỷ chén thờ (3 hoặc 5 chén)
  • Lọ hoa
  • Bài vị thần tài
  • Chóe thờ
  • Đèn thờ
  • Nậm rượu
  • Tượng linh vật thể hiện điều may mắn như tỳ hưu, cóc ngậm tiền,…

Cách chọn đồ thờ cúng cho ban thờ

Đồ thờ cúng nên được lựa chọn với kích thước cho phù hợp với từng loại ban thờ. Tùy vào mỗi vùng miền, mỗi gia đình thì sẽ có tục thờ cúng Gia Tiên, Thần Phật riêng với những cách bày biện đồ thờ cúng, cách chọn bàn thờ cũng không giống nhau. Dưới đây là các kích cỡ ban thờ thường hay được sử dụng, dựa vào cỡ ban thờ mà gia chủ có thể lựa chọn cho mình đồ thờ cúng Gia Tiên, Thần Phật một cách phù hợp.

Cách chọn đồ thờ và bài trí bàn thờ Phật tại gia

Cỡ ban thờ dài (m) Ý nghĩa độ dài của ban thờ Đồ thờ cúng bày biện (món đồ)
1,27 Cung Vượng – Tiến bảo: dâng lên đồ quý 8-13
1,53 Cung Tài – Nghênh phúc: Gặp nhiều may mắn, điều thuận lợi 13-18
1,75 Cung Nghĩa – Thiên khố: kho vàng trời cho, được trời giúp đỡ 18-22
1,97 Cung Đinh – Tài Vượng: tiền của tới nhà 22-30
2,17 Cung Quan – Tài Lộc: tiền của tới một cách bất ngờ 22-30

Những điều cần biết khi bày trí đồ thờ cúng trên bàn thờ

Việc bày đồ thờ cũng phải đúng với quy tắc, lựa chọn bộ đồ thờ cúng có kích thước phù hợp với kích cỡ ban thờ. Ban thờ nhỏ không nên bày quá nhiều đồ thờ cúng sẽ tạo sự bí bách, chật hẹp, ảnh hưởng đến hình ảnh uy nghiêm của nơi thờ cúng. Dưới đây là những điều nên và không nên khi bày trí đồ thờ cúng.

Nên:

  • Luôn phải đảm bảo ban thờ, đồ thờ cúng và các vật dụng cúng lễ sạch sẽ.
  • Nên sử dụng đồ thờ cúng thích hợp với kích cỡ ban thờ.
  • Đèn thờ, đèn dầu nên đặt cách xa với các vật dụng dễ bắt lửa.
  • Nên xem vị trí đặt bàn thờ để thích hợp phong thủy.

Bàn thờ hiện đại, đóng sẵn và gia công theo yêu cầu

Không nên:

  • Không kê bàn thờ gần với nhà vệ sinh, nhà bếp, hoặc là nhà tắm (Bởi vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới phong thủy, mất thẩm mỹ)
  • Không đặt bàn thời ngay tại lối đi lại (Bởi vì sẽ tạo nên sự ồn ào, không có tính trang nghiêm)
  • Không gian phòng thờ luôn phải sạch sẽ, không nên để động vật tới gần.

Truy cập ngay đến Siêu Thị Mekoong để mua sắm hàng hóa giá rẻ, nhanh chóng nhất:

  • TPHCM: 439 Đ. Cách Mạng Tháng 8 Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0947836567- 0917743009 – 0879071727 – 0938629345 – 02838683827 – 02862704567
  • Email liên hệ : Mekoongs@gmail.com
  • Website: https://mekoong.com/
  • Facebook: https://www.facebook.com/sieuthimekoong

Với những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng đã mang tới những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về bộ đồ thờ và ý nghĩa của đồ thờ cúng cũng như là về nét đẹp thờ cúng truyền thống của người Việt.