Tự luyến là gi? Người tự luyến có tính cách như thế nào

Bạn có biết  Tự luyến hiện nay chính là một dạng tính cách và cũng được xem là một loại hội chứng rối loạn nhân cách ở con người. Vậy thế nào là bệnh tự luyến?  Nguyên nhân căn bệnh này từ đâu và có những dấu hiệu nào để nhận biết sớm căn bệnh tự luyến. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về căn bệnh tự luyến qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về tự luyến

Ngày nay trong xã hội hiện đại, việc con người tìm và khám phá bản thân mình luôn là điều được cho là đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó sự tự tin và tự luyến là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Và một khi con người không biết tiết chế thì sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh tự luyến.

Khái niệm tự luyến

Tự luyến là gi? Người tự luyến có tính cách như thế nào
Tự luyến là gi? Người tự luyến có tính cách như thế nào

Theo các chuyên gia tâm lý, tự luyến là một kiểu tính cách của con người và thể hiện qua sự tự tin, yêu bản thân và đề cao bản thân mình thái quá. Ngoài ra người có tính cách tự luyến luôn coi bản thân là trung tâm vũ trụ và có suy nghĩ mình đặc biệt hơn người khác. Từ lúc sinh ra đã rất hoàn hảo, luôn bị ám ảnh bởi những gì tốt đẹp của bản thân và luôn muốn người khác vây quanh mình, tôn sùng, ngưỡng mộ mình. 

Bệnh tự luyến là gì?

Ngày nay bệnh tự luyến được các bác sĩ đánh giá là căn bệnh có mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng không khác gì so với những bệnh lý về thể chất. Do đó, loại bệnh này thường xuyên được khuyến cáo đến mọi người. Một khi khi việc lạm dụng mạng xã hội quá mức cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tự luyến.

Bệnh tự luyến có tên khoa học là Narcissistic Personality Disorder và còn được gọi với cái tên khác là rối loạn nhân cách ái kỷ. Những người có dạng hội chứng rối loạn nhân cách này thường thổi phồng tầm quan trọng của bản thân đối với những người xung quanh. Và luôn có ý nghĩ tự xem mình là cái rốn của vũ trụ.

Bệnh tự luyến nguy hiểm ở mức độ nào?
Bệnh tự luyến nguy hiểm ở mức độ nào?

Giáo sư, tiến sĩ Stuart C. Yanofsky của trường Đại học Baylor College of Medicine đã nói rằng: “ Người mắc chứng bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ luôn cho rằng mình hoàn hảo 100% cho dù họ có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng về mặt tính cách”.

Người tự luyến là gì? 

Những người có tính cách tự luyến là người luôn nghĩ mình vô cùng đặc biệt rất  thông minh và giỏi giang thậm chí vượt trội hơn hẳn so với người khác. Họ thường luôn có sự ám ảnh về bản thân và tự cho rằng mình chính là trung tâm của xã hội. Càng những người có tính cách này sẽ càng có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng về tính cách.

Đồng thời những người tự luyến thường có suy nghĩ đặt nặng áp lực lên bản thân. Ho luôn luôn đòi hỏi, bắt người khác phải nghe và làm theo theo ý kiến của mình.

Có thể bạn quan tâm:  Trẻ Lười Ăn Nên Bổ Sung Gì? ⚡️ Top 10 Vi Chất Nên Bổ Sung Cho Trẻ

Thế nào là tự luyến trong tình yêu?

Hiểu đơn giản, tự luyến trong tình yêu là từ chỉ những người có tính cách nhạy cảm và có chứng lo âu. Họ luôn cảm thấy thiếu an toàn trong cuộc sống mặc dù người yêu đang ở bên cạnh. Đối với những người này sẽ hay có tính cách nóng giận bất chợt và luôn có thái độ  khó chịu nếu bạn ngắm nhìn và khen ngợi người khác giới.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tự luyến?
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tự luyến?

Trong tình yêu, người có tính cách tự luyến sẽ hay biến mình thành kẻ không trung thực. Họ sẵn sàng đổ lỗi cho người xung quanh khi người yêu của họ lên án một vấn đề nhạy cảm nào đó.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tự luyến ở con người

Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác và cụ thể của chứng bệnh tự luyến. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu và giả thuyết đưa ra thì có thể có ba nguyên do dẫn đến bệnh ái kỷ:

  • Thứ nhất có thể dựa vào gen di truyền, điều này cũng góp phần làm hình thành tính cách tự luyến của một con người.
  • Thứ hai là xuất phát từ tâm sinh lý như việc nuông chiều, khen ngợi và thường xuyên tâng bốc ngay từ nhỏ quá nhiều. Hoặc ngược lại là bị bỏ bê, ngược đãi cũng ảnh hưởng đến bệnh ái kỷ.
  • Thứ ba cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường sống, tập tục văn hóa bên ngoài tác động vào tâm lý và tính cách con người.

Một nguyên nhân nữa đó là việc tác động làm chứng tự luyến tăng cao hơn đó chính là do gia đình. Họ luôn luôn có những suy nghĩ, đánh giá cao con mình, hoặc luôn dành cho con nhỏ lời khen ngợi quá mức so với thực tế.

5 dấu hiệu nhận biết tính cách của người tự luyến

Trong cuộc sống chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đối phương có phải là người tự luyến hay không. Bằng phương thức qua giao tiếp, người tự luyến thường có biểu hiện cơ bản là đề cao bản thân mình trước mặt người khác. Thậm chí còn có những người có tính cách thất thường, không quan tâm đến những người xung quanh. Đa số người có tính cách tự luyến thường xuất hiện ở đàn ông nhiều hơn là phụ nữ.

Người tự luyến luôn đề cao cái đẹp

Đối với những người mắc bệnh tự luyến họ sẽ luôn đề cao cái đẹp và lấy đó làm tiêu chí sống quan trọng nhất. Họ thường xuyên chăm chút cho vẻ bề ngoài và luôn xuất hiện với sự chỉn chu và đầu tóc gọn gàng nhất. Đồng thời người tự luyến thường có những tác phong lịch sự, nhã nhặn và luôn gây được thiện cảm với người đối diện.

Dấu nào nào nhận biết người tự luyến
Dấu nào nào nhận biết người tự luyến

Đối với những người tự luyến, họ quan niệm hình tượng hoàn hảo của mình luôn là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó nếu tình trạng này lâu dài, hình tượng của họ sẽ ngày càng thay đổi và khác hẳn so với tính cách ban đầu.

Người tự luyến luôn nói về bản thân quá nhiều

Trong các cuộc trò chuyện về bất kì chủ đề nào, những người tự luyến luôn có xu hướng ngắt lời và át chế lời người khác. Thậm chí họ sẽ hướng trọng tâm câu chuyện vào bản thân họ.

Dạng người này luôn giữ suy nghĩ mình là chủ đề của các cuộc trò chuyện và họ thích nhận được sự ngưỡng mộ, khen ngợi  từ những người xung quanh.

Người tự luyến luôn nghĩ bản thân là tài giỏi nhất

Những người tự có tính cách tự luyến rất thích nhận được lời khen ngợi và công nhận tài năng của họ giỏi hơn người khác. Đối tượng này luôn cho rằng những lý lẽ mình đưa ra là đúng và bắt buộc ai cũng phải nghe theo. Ngược lại nếu ý kiến của họ bị phủ nhận thì họ sẽ tỏ thái độ khó chịu và thậm chí là quát mắng người khác.

Có thể bạn quan tâm:  Chi Phí Mổ Đứt Dây Chằng Hết Bao Nhiêu Tiền? ⚡️ Cập Nhật Mới Nhất
Bí ẩn đằng sau căn bệnh tự luyến ít ai biết
Bí ẩn đằng sau căn bệnh tự luyến ít ai biết

Và đối với những dạng người này, họ sẽ không bao giờ chịu tiếp thu ý kiến và phản hồi từ người khác. Người có tính cách tự luyến thường sẽ gây cho người xung quanh rất nhiều rắc rối khi hợp tác và làm việc với họ.

Người tự luyến thích khoe khoang và phóng đại sự thật

Mặc dù thực tế bản thân những người tự luyến thường không giỏi giang, nổi bật như lời giới thiệu. Nhưng bản thân họ luôn muốn khoe khoang và phóng đại sự thật một cách thái quá.

Mọi thứ trong có trong tay người tự luyến chỉ có 1 nhưng họ sẵn sàng phóng đại lên 5, thậm chí là 10 để nâng cao tầm ảnh hưởng, giá trị của bản thân và tạo sự nổi bật.

Người tự luyến không quan tâm đến nhu cầu của người khác

Những người mang căn bệnh tự luyến sẽ chỉ quan tâm nhu cầu của bản thân họ và không bao giờ nghĩ đến mọi thứ diễn ra xung quanh. Cho đến lúc gặp khó khăn họ sẽ đòi hỏi sự giúp đỡ từ xung quanh. Ngược lại đến khi bạn cần sự giúp đỡ họ chắc chắn họ sẽ phớt lờ coi như không quen biết và chưa có chuyện gì xảy ra.

Bệnh tự luyến và những điều cần biết
Bệnh tự luyến và những điều cần biết

Bệnh tự luyến có thực sự nguy hiểm như mọi người nghĩ?

Có thể thấy chứng rối loạn nhân cách ái kỷ đa phần được chẩn đoán ở những người trưởng thành.  Bởi đối tượng trẻ em hoặc thanh thiếu niên vẫn còn ở trong quá trình phát triển tâm lý và hoàn thiện nhân cách.

Những người mắc bệnh tự luyến sẽ luôn muốn nhận được lời tán dương và tâng bốc từ người khác. Họ sẽ tự cho bản thân là quan trọng là hoàn hảo hơn người xung quanh. Chính vì vậy, họ luôn có thái độ nổi nóng, tức giận thậm chí sẽ nói những lời lẽ không hay. Nếu họ không nhận được sự ủng hộ, thừa nhận và cảm thấy người khác không tôn trọng ý kiến của họ.

Do đó đối với những người tự luyến thường được đánh giá cao khi mới tiếp xúc lần đầu tiên vì họ đã biết cách PR bản thân rất tốt. Tuy nhiên về bản chất họ cũng chính là những người cô đơn vì không biết cách tiết chế và luôn nói quá nhiều cái không đúng về bản thân mình.

Bạn có thuộc kiểu người tự luyến không?
Bạn có thuộc kiểu người tự luyến không?

Người đời có câu: “thùng rỗng thường kêu to” chính vì vậy người mắc bệnh tự luyến rất dễ bị tổn thương và sinh lòng đố kỵ khi nhận thấy người khác cao siêu hơn mình. Chính những lúc như thế này, họ sẽ có xu hướng phê phán thậm chí là chà đạp người khác để bản thân mình vượt trội hơn và thỏa mãn được cái tôi của bản thân họ.

Vậy nên, những người có căn bệnh tự luyến sẽ rất khó để tìm được những mối quan hệ thân thiết hoặc tìm được tri kỷ, người bạn đời cho chính mình.

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tự luyến sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm hơn. Điều này xuất phát bởi nếu không nhận được sự tán thưởng hay coi trọng từ xung quanh. Bản thân người ái kỷ sẽ bị tổn thương, nhốt mình và cách ly với xã hội thậm chí sẽ có xu hướng thu mình lại và sống trong trạng thái lo lắng, đơn độc lâu dài.

Bệnh tự luyến liệu có gây ra tác hại với người khác
Bệnh tự luyến liệu có gây ra tác hại với người khác

Tác hại của người khi mắc chứng bệnh tự luyến

Khi một người mắc phải bệnh tự luyến luôn muốn được mọi người xung quanh ngưỡng mộ và khen thưởng họ. Họ được ví như một khinh khí cầu luôn cần đốt cháy không ngừng nghỉ để được bay cao. Bởi vậy một khi có dấu hiệu của sự không tán thành và không thừa nhận thì ngay lập tức tỏ thái bằng sự tức giận, buông ra lời chỉ trích khó nghe. Và thậm chí là cả những cơn thịnh nộ không điểm dừng về phía đối phương. 

Có thể bạn quan tâm:  Top +10 Cách Bấm Huyệt Trị Viêm Họng Hiệu Quả & An Toàn

Do đó, những người ái kỷ mặc dù được đánh giá tốt vào thời điểm ban đầu về mọi mặt và cả những lời phô trương về bản thân. Nhưng nhìn chung về lâu về dài chắc chắn họ sẽ không có thiện cảm của đại đa số những người xung quanh khi tiếp xúc với họ. Những người này sẽ dễ dàng làm tổn thương người khác, khiến mọi người xa lánh và không quan tâm đến họ. Chính vì thế, họ sẽ khó có thể tìm kiếm được cho mình những mối quan hệ thân thiết, tri kỷ và người bạn đời tốt trong cuộc sống.

Phương pháp điều trị bệnh ái kỷ lâu dài là gì?
Phương pháp điều trị bệnh ái kỷ lâu dài là gì?

Đồng thời họ cũng giống như một cây gỗ to, nhưng bản thân bên trong thì trống rỗng. Họ dễ dàng cảm thấy bị tổn thương và có lòng đố kỵ khi nhận ra những người khác thực sự giỏi và tài năng hơn mình. Lúc này họ sẽ tìm đủ mọi cách để phê phán, chà đạp, hạ bệ những người tốt hơn họ để thỏa mãn cơn thịnh nộ của bản thân. Điều này rất dễ dẫn tới những hậu quả khôn lượng thậm chí là sa vào những hành vi phi lý trí, vi phạm pháp luật.

Mặc dù hiện nay bệnh tự luyến không trực tiếp ảnh hưởng tới những hành vi và suy nghĩ cực đoan như những đối tượng trầm cảm. Nhưng về lâu về dài, những người mắc bệnh tự luyến thường có khả năng cao mắc thêm phải căn bệnh trầm cảm. Nguyên nhân này là bởi,  một khi mà mọi người xung quanh tránh xa họ và những lời khen thưởng biến mất. Đây cũng chính là lúc mà họ bị tổn thương từ những người tài năng hơn. Và người có tính cách ái kỷ sẽ có xu hướng thu mình lại trong một trạng thái tâm lý cô độc và rất có khả năng mắc thêm chứng bệnh trầm cảm quái ác.

Bạn có đang hẹn hò với anh chàng tự luyến
Bạn có đang hẹn hò với anh chàng tự luyến

Phương pháp điều trị bệnh tự luyến cho những ai đang thắc mắc

Bởi đây là một chứng bệnh tâm lý vì vậy việc điều trị bằng thuốc sẽ không có hiệu quả nhanh chóng và triệt để bằng cách tìm đến các bác sĩ tư hoặc chuyên gia tâm lý cao cấp. Phần lớn thì người mắc bệnh ái kỷ cũng không cho rằng bản thân đang có bệnh nên việc điều trị cũng sẽ gặp khó khăn và vất vả.

Phương pháp tốt nhất và dễ dàng nhất chính là thường xuyên nói chuyện và dựa vào đó để đi sâu vào tiềm thức của họ. Sau đó giải quyết các vấn đề từ sâu gốc đến cốt lõi để người bệnh nhận có thể nhận ra được vì sao bản thân mình lại có hành vi và tính cách như vậy.

Bệnh tự luyến và cách điều trị thích hợp nhất
Bệnh tự luyến và cách điều trị thích hợp nhất

Và phương pháp tâm lý chính chính là liều thuốc chữa trị tốt nhất để chấm dứt triệt căn bệnh này. Bên cạnh đó gia đình, người thân cần phối hợp với chuyên gia để tạo một không gian sống và môi trường tốt nhất có thể để bệnh nhân cảm thấy mình không bị tiêu cực.

Đồng thời nên áp dụng các phương thức phổ biến như tập làm quen với các thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục, thiền, yoga và cũng hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội để tránh có tâm lý hoang mang, lo sợ về những điều không tốt 

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ hữu ích và thiết thực nhất về tự luyến là gì và những dấu hiệu cũng như đặc điểm nhận biết người có tính cách tự luyến. Hy vọng thông qua những dòng chia sẻ trên đây có thể giúp bạn và người thân sớm nhận biết được tính cách của người bị tự luyến.