Tào Khê là gì?

“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ”.

(Ca dao Việt Nam)

Đây là câu ca dao quen thuộc đối với người dân Việt Nam chúng ta khi nói về nét đẹp của sự thủy chung, và Tào Khê chính là điển tích được ví như điều đó. Vậy thì Tào Khê là gì? Nguồn gốc của Tào Khê là gì? Lịch sử của Tào Khê như thế nào? Tào Khê có ý nghĩa trong Phật Giáo như thế nào? Hay có những điển tích gì nói về Tào Khê? Và Tào Khê trong hiện tại thế nào?

 Hãy cùng mình tìm hiểu về Tào Khê thông qua bài viết này.

 Tào Khê là gì?

Giọt nước Tào Khê
Giọt nước Tào Khê

Đến với điều đầu tiên mà chúng ta sẽ khai phá, đó chính là những khái niệm về Tào Khê.

 Tào khê hay Tào khê thủy (曹溪水) là từ chỉ dòng suối trí tuệ Phật giáo, ngoài ra còn là từ liên quan đến Lục tổ Huệ Năng (638-713),  Đại sư Huệ Năng là một vị Thiền sư vĩ đại trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa

 Dòng thiền phương Bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi là Nam Tông (南宗); Theo chủ trương “Không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.

Nguồn gốc của Tào Khê

    “Tào Khê chính là thắng cảnh gắn liền với danh lam, là thiền cảnh…Nhắc đến Tào Khê là đến nhắc cảnh Phật, pháp Phật…”

 Nơi đây từng là đạo tràng lớn của Đại sư Huệ Năng.

Đền thờ Lục Tổ
Đền thờ Lục Tổ

 Một dòng sông ở Thiều Châu (phía đông nam huyện Khúc Giang, nay là tỉnh Quảng Đông), Trung Quốc và bắt nguồn từ đỉnh núi Cẩu nhĩ, chảy về phía tây hợp với sông Trăn, tên là Tào Khê. Ngoài ra, vì chảy qua ngôi mộ của Tào hầu nên cũng gọi là Tào hầu khê.

  Ngoài ra còn một cách giải thích khác nữa, trong Tổ Đình Sự Uyển, phần Vân Môn Lục, Tào Khê có giải thích rằng: “Đường Nghi Phụng trung, cư nhân Tào, Thục Lương thí địa, Lục Tổ Đại Sư cư chi địa, hữu Song Phong đại khê, nhân Tào Hầu chi tánh, vị Tào Khê. Một người tên là Tào Thục sống trong khoảng thời đại niên hiệu Nghi Phụng (676-678) nhà Đường, dâng tặng vùng đất Lục Tổ Đại Sư cư trú, có khe nước lớn tên là Song Phong, nhân vì quan họ Tào, thế nên mới có tên gọi là Tào Khê (khe họ Tào)”.

Lịch sử ra đời của Tào Khê

Để hiểu hơn về Tào Khê, chúng ta hãy cùng theo chân mình lần theo lối mòn in những dấu chân lịch sử của Tào Khê để tìm hiểu cội nguồn của dòng sông trí tuệ này.

 Vào niên hiệu Thiên giám năm đầu (502) đời Lương, một vị trí giả người Thiên trúc, là vị tăng người Bà La Môn, tên đầy đủ là Tam Tạng Trí Dược đến cửa sông Tào, uống nước sông này, biết nơi đây là thắng địa. Tiếp sau đó, vị quan Châu Mục vùng Thiều Châu là Kính Trung dâng sớ lên triều đình; chùa được ban sắc ngạch vào năm thứ 3 (504) cùng niên hiệu trên. Ngay sau đó, Trí Dược đăng đàn thuyết pháp tại đây và ngài cũng dự đoán được rằng 170 năm sau sẽ có một vị nhục thân Bồ tát khai diễn pháp môn ở đây, người đắc đạo rất đông. Sau đó ngài khuyến khích dân làng xây chùa, do vùng đất này giống núi Bảo lâm bên nước Thiên trúc nên đặt tên chùa là Bảo Lâm. 

Bái sư học đạo
Bái sư học đạo

Đến mùa xuân năm Nghi Phụng thứ hai (677) đời Đường, khi Tổ sư vừa đắc pháp và nhận lãnh y bát từ tổ Hoằng Nhẫn, Lục tổ Huệ Năng vẫn còn là cư sĩ, do đó ngài trở về quê nhà ẩn tu. Sau đó, Lục tổ tới chùa Bảo Lâm (còn gọi là chùa Nam Hoa) mở mang Phật pháp, lưu trú hoàng pháp 37 năm sau khi ngài tới gặp ngài Ấn Tông xin cạo tóc và thụ giới Cụ Túc, người đời gọi là Tào Khê pháp môn. Và ngài được Trần Á Tiên dâng cúng thêm đất, nên xây dựng thành một ngôi già lam với 13 khu vực rộng lớn. Đó chính là Hoa Quả Viện, hay Nam Hoa Tự. Kể từ đó, Tổ đình của Thiền phái Nam Tông được xem là có xuất xứ từ Tào khê và chùa Nam Hoa, cũng có thể coi là cội nguồn của phái Nam Tông. Học chúng xuôi về đông đúc, người liễu ngộ ngày càng nhiều, mạch nguồn Tào Khê từ ấy vẫn luôn chảy không ngừng.

Có thể bạn quan tâm:  Hướng Dẫn Tụng Kinh Dược Sư Tại Nhà ⚡️ Giải Bệnh Cầu Bình An

Ngài Huệ Năng tới chùa Bảo Lâm làm trung tâm triển khai Phật pháp, do đó người đời cũng tôn xưng ngài là Tào Khê cổ Phật, Tào Khê cao tổ. Dòng thiền phương Bắc quan niệm lấy Lục Tổ là cội nguồn, sử cũ gọi là Nam tông (南宗);  với chủ trương là “không câu nệ hình thức, không bám víu khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật thì có thể thành Phật”.

Ý nghĩa của Tào Khê trong Phật Giáo

Theo cội nguồn xa xưa, rằng Đức Thích Tôn sau khi dẹp trừ ma quân (tức ác ma, tiếng Phạn là Màra) thì đạt Đại giác ngộ dưới cội bồ đề ở đất liền bên dòng sông Ni, ngài liên thiền vào lúc sao mai vừa mọc. Và gần nhất, Lục tổ Huệ Năng “đốn ngộ thành Phật” dưới dòng suối Tào Khê sau 1000 năm sau đó.

Dòng sông Tào Khê
Dòng sông Tào Khê

Tương truyền rằng, dưới dòng suối này từng được Lục tổ tắm gội thân thể, tới một đêm nọ thì ngài đốn ngộ Phật lý. Tào Khê trở thành thánh thủy muôn thuở nhờ điều đó. Thánh thủy chảy suốt cả ngàn năm, nước mát rượi trong xanh tựa ngọc bích, thanh thủy róc rách ở Ven triền Nam Hoa thiền tự. Người tu hành tập thiền quán dễ thoát nhiên khai ngộ, chính vì điều đó nên dân gian còn gọi là Suối trí tuệ hay Suối khai ngộ.

Phả mạch Tào Khê là nơi quy tập và hoành đạo của nhiều vị đại sư từ khi lập ra cho tới nay, hương khói Tào khê vẫn luôn ướm thịnh như vậy. Dòng chảy này vẫn không dừng lưu truyền và dần trở thành thánh địa nổi tiếng, do đó ngày nay vẫn còn một số người hành hương tới đây để dâng tấc, khẩn cầu đạo giải thoát.

Ngoài ra, Tào Khê cũng là một trong những điển tích mang ý nghĩa nhất định không chỉ trong dân gian Việt Nam, mà còn trong lòng mỗi vị danh thơ thời trung đại lỗi lạc. Dùng Tào Khê để nói lên tiếng nói của dân tộc như Nguyễn Trãi. 

“Tào Khê rửa ngàn tầm suối

Sạch chẳng còn một chút phàm”.

(trích Quốc Âm Thi Tập – Nguyễn Trãi).

Nước Tào Khê
Nước Tào Khê

Tào Khê trong kinh điển

Tào Khê trong lễ nghi

Trong nghi lễ Phật giáo cố đô Huế, bài tán Tào khê thuỷ gồm có 7 câu, được cất lên trầm bổng trong lễ cúng ngọ, như sau:

 “Tào Khê thủy, Nhất phái hướng đông lưu, Quán Âm bình nội trù tai cựu, Đề Hồ quán đỉnh địch trần cấu, Dương chi sái xứ nhuận tiêu khô, Yết hầu trung cam lồ, Tự hữu quỳnh tương khấu. Nam mô Hương Vân cúng dường Bồ Tát”.

Với sử liệu rất ít ỏi nên khó khảo cứ về gốc tích tác giả, bao gồm  xuất xứ và niên đại của bài này.

Với công dụng là “địch trần cấu tức là: tẩy bụi trần” và “Dương chi sái xứ nhuận tiêu khô tức là: Cành dương rưới héo tàn thành tươi” nên đôi lúc được một số vị Sám chủ. 

Tán bài trong lễ Bạch Phật khai kinh thay cho bài “Dương chi tịnh thuỷ, biến sái tam thiên (Nước tịnh cành dương, rưới khắp ba cõi).

Cái cốt lõi chính của sám kệ nhấn mạnh đến “Đề hồ quán đỉnh”, vào thời Ấn Độ cổ đại, thức ăn hảo hạng trên thế gian là xem đề hồ , và cũng là chất liệu sữa bò được pha chế rồi trở thành bột sữa tinh khiết có thể nuôi sống được mạng người. Nương nhờ vào trí tuệ trong mỗi con người mới phá trừ phiền não vô minh, đầu óc nóng bức, lại trở nên mát mẻ là ý nghĩa của cụm từ này (theo Phật Quang đại từ điển).

Tào Khê trong kinh điển

Ngoài ra, trong Thiền Tông thường có thuật ngữ Tào Khê Nhất Trích (曹溪一滴, tức một giọt nước Tào Khê).

 Tác phẩm bao gồm 9 quyển, bản san hành đầu tiên vào năm thứ 9 (1636) niên hiệu Sùng Trinh, do Nhất Triệt Châu Lý nhà Minh biên soạn. Trong quyển 1 Tào Khê Nhất Trích theo lời tựa của Vô Học Cư Sĩ Đào Hồng ở phần mạo đầu, lời dẫn của Qua Duẫn Lễ, có thâu lục cơ ngữ của 24 Thiền giả song song đó là cơ ngữ ứng hóa của 19 bậc Thánh.

Có thể bạn quan tâm:  Chữa Triện (Triện Thư) Là Gì ⚡️ Đặc Điểm & Các Loại Phổ Biến

 Căn cứ vào bài kệ này: “Bồ Đề bổn vô thọ, minh kính diệc phi đài, bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai, Bồ Đề vốn không gốc, kính sáng cũng chẳng đài, xưa nay chẳng một vật, chỗ nào nhuốm trần ai”, của Lục Tổ Huệ Năng, xuất hiện một thuật ngữ sau: “Tào Khê kính lý tuyệt trần ai, trong gương Tào Khê sạch bụi trần”. Hay “Ngưu Đầu một Mã Đầu hồi, Tào Khê kính lí tuyệt trần ai Ngưu Đầu mất, Mã Đầu còn, trong gương Tào Khê sạch bụi trần”, trong Bích Nham Lục có câu.  

 Trong Thiền môn thường xuất hiện một số bài tán, và một trong số đó có bài tán Tào Khê viết như sau: “Tào Khê thủy, nhất phái hướng đông lưu, Quán Âm bình nội trù tai cựu, Đề Hồ quán đỉnh địch trần cấu, dương chi sái xứ nhuận tiêu khô, yết hầu trung cam lồ, tự hữu quỳnh tương khấu. Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát, Tào Khê nước, một dòng hướng Đông trôi, trong bình Quan Âm trừ tai tôi, Đề Hồ rưới đầu sạch trần cấu, nhành dương rưới khắp sống cây khô, trong cổ nhuần Cam Lồ, tự tuôn trào thấm. Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát”. 

Chén trà Tào Khê

 Chén trà Tào Khê là một điển tích nổi tiếng nói về Tào Khê.

“Chén trà là đầu câu chuyện”.

 Ta có thể thấy rằng, uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm “Bình minh nhất trản trà“. Ở hiện tại bây giờ, nét đẹp đó vẫn còn được gìn giữ như bộ môn trà đạo của Nhật Bản, hay chính tại Việt Nam, người ta vẫn thường uống trà trong lúc tiếp khách… Hay thậm chí cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang trong mình sự sảng khoái và thanh khiết cho tinh thần, đó cũng là một cách để khai tâm mở trí. Vì vậy có thể nghĩ rằng chén trà là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.

Chén trà Tào Khê
Chén trà Tào Khê

Uống trà là một nét đẹp về phong cách bên trong cửa thiền. Trước giờ công phu vào mỗi buổi khuya, thị giả dâng đến chư Tôn Đức những chén trà đạo mang hương vị của Trường Hạ Quảng Đức Úc Châu.

 Trong nhà Thiền ai ai cũng đã từng nghe qua câu “Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”. Hay một vài cụm từ có tính cách kinh điển hóa như “ăn cơm Hương Tích”, “uống trà Tào Khê”, “ngồi thuyền Bát Nhã”, “ngắm trăng Lăng Già”.… 

 Vậy Trà Tào Khê là loại trà như thế nào?

Trà Tào Khê
Trà Tào Khê

Trà Tào Khê thực sự là từng giọt nước cam lồ mát dịu từ dòng suối từ bi chảy dài xuyên suốt qua biết bao nhiêu thế kỷ, gửi gắm trong đó là những chất liệu mát ngọt của trí tuệ và từ bi để nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng của nhiều tầng lớp thế hệ nhân sinh.

 Những nét đẹp lung linh kỳ ảo được lưu lại thông qua hình ảnh chén trà Tào Khê trong cửa thiền của Tổ Huệ Năng. Ta đăm chiêu nhìn vào để thấy tất cả cội nguồn tâm linh của quá trình dấn thân hành đạo của các chư vị tiền bối, từ Phật Tổ Thích Ca, Sơ Tổ Ca Diếp, Nhị Tổ A Nan và Tổ 28 Ấn Độ cũng là Sơ Tổ Trung Hoa, Bồ Đề Đạt Ma, rồi truyền xuống cho các tầng lớp thế hệ sau như Huệ Khả; Tăng Xán; Đạo Tín; Hoằng Nhẫn và Huệ Năng.

Nguồn gốc của chén trà Tào Khê?

 Trước khi nói đến chén trà, thì ta cũng phải nhắc đến sự phát xuất của lá trà Tào Khê.

 Lá trà Tào Khê cũng lung linh kỳ tuyệt như vậy, vì đó là lá trà của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Chuyện kể rằng, năm xưa lúc Ngài từ Ấn sang Trung Hoa để truyền đạo, vì cơ duyên chưa chín mồi để khai thị cho Vua Lương Võ Đế, nên đã vào núi Thiếu Lâm để thiền tọa 9 năm, chờ đợi thời cơ. Trong lúc thiền tọa, Ngài đã ngủ gật nên bực mình, rồi Ngài đưa tay xé mí mắt của mình, vứt xuống đất. Ngay tại đó, đã mọc lên một loại cây có lá xanh tươi, ta có thể lấy lá đó nấu nước uống thì tỉnh thức đến lạ kỳ. Thế là về sau người ta gọi đó là lá trà. Giờ đây chúng ta đang thưởng thức chén trà này, lá trà lấy từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma hòa quyện với nước từ suối Tào Khê của tổ Huệ Năng đã tạo nên một chén trà tỉnh thức giác ngộ. Đó là một tác phẩm tuyệt mỹ lấp lánh và có một không hai trên thế gian này.

Có thể bạn quan tâm:  Luân Hồi Là Gì ⚡️ Tìm Hiểu Chi Tiết “6 Cõi Luân Hồi”

Dòng chảy giác ngộ và tỉnh thức đó đã bắt nguồn từ đỉnh Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ, rồi từ từ chảy xuống Trường An, Lạc Dương, sau đó gắn kết với dòng suối Tào Khê ở Quảng Châu và phân thành 5 nhánh. (1. Lâm Tế, 2. Quy Ngưỡng, 3. Tào Động , 4.Vân Môn, 5. Pháp Nhãn). Trong đó, có nhánh chảy qua Triều Tiên, Nhật Bản, lại có nhánh chảy vào Việt Nam, rồi lan truyền đến các quốc gia phương Tây. 

Các dòng chảy lan rộng trên vùng đất lạ ở trên toàn cầu như Trung Đông và Châu Phi mang theo cảm giác man mát của dòng suối Tào Khê. Dòng suối này hễ chảy đến đâu đều mang lại đặc chất mát dịu, ngọt ngào và tỉnh thức đến đấy. Ai mà có duyên may mắn uống được một ngụm trà Tào Khê này lập tức nhận ra đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, để rồi lo tỉnh tu giác ngộ và giải thoát.

Chùa Tào Khê tại Hàn Quốc

Tào Khê không chỉ là một điển tích, một môn phái mà giờ đây nó còn là những kiến trúc cổ kính tại Hàn Quốc.

Mọi người thường nói rằng: “Chùa Tào Khê là biểu tượng của Phật Giáo tại Hàn Quốc”.

Chùa Tào Khê trong đời sống tinh thần

Chùa Tào Khê tại Hàn Quốc
Chùa Tào Khê tại Hàn Quốc

Chùa Tào Khê hay còn có tên gọi khác là The JOGYE-SA là ngôi chùa lớn nhất và cũng là tiêu biểu nhất của nền Phật giáo Hàn Quốc. Nơi đây đón đông đảo sự quan tâm của khách du lịch nhiều nước trên thế giới và đa phần là những Phật tử đến để lễ bái, tu tập và sinh hoạt từ khắp nơi trên mọi miền đất nước Hàn Quốc. 

Đặc biệt, vào dịp Tết Âm lịch, người dân Đại Hàn tìm đến chùa để cầu nguyện cho một năm mới bình an, giàu sức khỏe và nhiều tài lộc. Đối với du khách Việt Nam khi ghé thăm nơi đây cũng là sự lựa chọn để vãn cảnh, cũng như cầu tài lộc trong cuộc sống và cho một năm mới bình an.

Năm 1910, chùa Tào Khê được dựng trên mảnh đất gần ngôi chùa có tên ban đầu là chùa Gakhwang-sa (chùa Giác Hoàng). Vị trụ trì của chùa đã cho di chuyển chùa đến vị trí hiện tại và đổi tên thành chùa Taego-sa (chùa Thi Cổ) vào năm 1937. Đến năm 1954, chùa đã được đổi tên thành chùa Jogyesa (chùa Tào Khê) như hiện nay, thuộc tông phái Tào Khê, là một tông phái Phật giáo lớn ở Hàn Quốc.

Kiến trúc của Chùa Tào Khê như thế nào?

Chùa tào khê rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Hàn Quốc. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm một chi tiết nữa về Tào Khê.

Chùa Tào Khê
Chùa Tào Khê

Chùa có khu chánh điện an tọa tại khu trung tâm. Tòa chánh điện được chạm khắc điêu luyện với nhiều đường nét tinh xảo toát lên hơi hướng của nét đẹp cổ kính của Hàn Quốc. 

Điện Phật được bài trí trang nghiêm với tượng đức Phật Thích Ca. Bố trí ở khu điện chính là hai pho tượng Phật, tượng đức Phật A Di Đà đặt bên phải, tượng đức Phật Dược Sư đặt bên trái tượng đức Phật Thích Ca. Bên phải của tượng đức Phật là pho tượng Đức Phật Thích Ca cổ được chạm khắc bằng gỗ, tạc vào thời Chosun (khoảng năm 1460) và được đưa về chùa năm 1910 khi ngôi chùa mới vừa được xây dựng. Hướng về khu phía nam có một tháp chuông hai tầng tên là Phạm Chung Lu, bên trong đặt quả đại hồng chung và một cái trống lớn. 

Cực Lạc thờ tượng đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng và tượng Thập Điện Minh Vương tọa vị tại bên phải khu chánh điện. Phía trước chánh điện là một tòa tháp 7 tầng được xây bằng đá và khánh thành vào năm 1937 thờ Xá Lợi Phật.