Khi “tấm áo ngoài” của chiếc xe của bạn đã sờn và cũ hoặc đơn giản là khi bạn chợt có cảm giác chán, bạn sẽ nghĩ đến việc tân trang hoặc thay màu cho nó. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ chuyên nghiệp, bạn chỉ phải mất một khoản chi phí phải chăng và thời gian nhất định để có một “tấm áo” mới chất lượng cao cho xế yêu của mình. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về quy trình sơn xe máy và sơn xe máy bao lâu thì khô?
Sơn Xe Máy Là Gì?
Sơn xe máy là một công việc giúp tân trang lại màu sơn cho chiếc xe máy của bạn, giúp chiếc xe của bạn có một diện mạo mới, với màu sơn xe đẹp hơn, theo phong cách riêng của chủ sở hữu. Sau khi xe được sử dụng trong một thời gian dài thì màu sơn cũng sẽ có dấu hiệu bị phai màu cộng với những vết trầy xước do va quẹt khiến xe trở nên cũ, xấu hơn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của xe.
Vẻ ngoài của xe bị ảnh hưởng và đánh mất vẻ đẹp riêng biệt vốn có của nó sau thời gian dài sử dụng. Vậy nên để tân trang lại xe, thì sơn xe là phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất, để bạn có cơ hội sở hữu một chiếc xe đẹp như mới từ trong của hàng ra. Trải nghiệm dịch vụ sơn xe khách hàng có thể chọn sơn xe nguyên chiếc, sơn dàn áo hoặc sơn phụ tùng với bảng màu đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Sơn Xe Máy Bao Lâu Thì Khô?
Về thời gian hoàn thành nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc sơn khô nhanh hay chậm do ảnh hưởng của thời tiết, ngoài ra dịch vụ khách chọn sơn chi tiết hay là nguyên chiếc. Giao động từ 3 tiếng đến 6 tiếng nếu chọn dịch vụ sơn chi tiết. Còn thời gian sơn dàn áo hoặc nguyên chiếc xe cần từ 1 ngày đến 5 ngày.
Những Phương Pháp Sơn Xe Máy Phổ Biến
Trong ngành dịch vụ sơn xe máy có rất nhiều phương pháp sơn khác nhau phù hợp với nhiều chất liệu riêng. Nhìn chung phun sơn, sơn tĩnh điện và sơn dặm là 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Phun sơn: Phun sơn là phương pháp sơn dùng máy nén khí phun thành dạng bụi. Bụi sơn sẽ bám một lớp mỏng lên trên bề mặt của vỏ xe giúp cho vỏ xe có màu đồng đều. Dụng cụ phụ vụ phun sơn xe máy bao gồm: súng phun sơn, máy nén khí, quạt gió, chà nhám, bình phân ly dầu khí, máy đánh bóng, ….
Sơn tĩnh điện (Sơn khô): Sử dụng loại sơn được phủ dưới dạng bột khô, chảy tự do. Không giống như các loại sơn lỏng thông thường được phân phối qua dung môi bay hơi. Sơn tĩnh điện thường được sơn và sau đó đóng rắn dưới nhiệt hoặc bằng tia cực tím. Bột là một loại nhựa nhiệt dẻo hoặc một loại polyme nhiệt rắn . Nó thường được sử dụng để nhằm tạo ra lớp sơn hoàn thiện và cứng hơn so với sơn thông thường.Sơn tĩnh điện chủ yếu được dùng để phủ kim loại chẳng hạn như: phần cứng trống, khung ô tô và xe máy, thiết bị gia dụng , nhôm định hình,… Những tiến bộ vượt bật trong công nghệ sơn tĩnh điện như sơn tĩnh điện UV cho phép các vật liệu khác như: vật liệu tổng hợp, nhựa, sợi carbon và MDF ( ván sợi mật độ trung bình ).
Sơn dặm : Sơn dặm hay còn được gọi là sơn vá, là kỹ thuật sơn ở các vị trí bị trầy xước nhẹ hoặc những bộ phận mà chủ xe muốn thay đổi màu trên thân vỏ. Sơn dặm xe máy là hình thức dặm lại màu sơn khi bị va quẹt nhẹ, chủ xe không muốn sơn lại toàn bộ màu xe. Điều này sẽ giúp chủ xe tiết kiệm một khoản chi phí so với khi sơn lại toàn bộ thân xe máy. Bên cạnh đó còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và lấy lại vẻ đẹp tinh tế cho chiếc xe.
Quy Trình Các Bước Sơn Xe Máy Đúng Chuẩn
Các bước trong quá trình sơn xe sẽ được các đơn vị thi công sơn xe chuyên nghiệp tiến hành tuần tự với các bước như sau:
Bước 1 : Kiểm tra và làm sạch bề mặt trước khi sơn
- Đối với các xe bị tai nạn hoặc va quẹt, cần làm lại sơn thì khi vào xưởng cần kiểm tra mức độ hư hại.
- Làm sạch bề mặt vị trí bị trầy xước, hư hỏng bằng máy đánh giấy ráp tự động.
- Công đoạn này nhằm tẩy hết đi lớp sơn cũ của xe, những vết trầy, những vết xước để tạo độ ăn bám khi sơn lớp mới.
Bước 2 : Sơn lót chống rỉ
Là công đoạn sơn lót một lớp sơn chống rỉ vào bề mặt ( thường sơn chống rỉ bằng màu xanh lá cây ). Đợi 10 phút để lớp sơn chống rỉ khô , tiếp tục đánh bằng giấy ráp ướt để làm sạch bề mặt. Bước này sẽ giúp tránh được sự ăn mòn cho thân xe.
Bước 3 : Bả matit
Lau khô bề mặt sau khi đánh giấy ráp ướt. Bả một lớp matit vào bề mặt bị trầy xước để làm đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm, theo đúng khuôn chuẩn ban đầu của xe.
Công dụng : Để tạo lại khuôn như hình dạng ban đầu cho vỏ xe.
Bước này cần tiến hành rất cẩn thận, đặc biệt phải chú ý lau thật khô bề mặt. Nếu bề mặt bị trầy xước không được lau khô trước khi bả, thì khi bả matit sẽ bị bở không thể tạo được khuôn xe. Công đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận và tay nghề của người thợ.
Bước 4 : Sơn lót
Tiếp tục là sơn lót một lớp sơn lên trên phần bả matit, giúp ngăn phần matit không ăn ra ngoài. Nếu không làm kĩ, đúng kỹ thuật thì lớp matit sẽ thấm ra ngoài ảnh hưởng đến màu của xe
Chờ 30 phút để sơn khô. Nhiệt độ chuẩn khi sơn là 30-36 độ C.
Lưu ý : Nếu thời tiết xấu, độ ẩm cao thì nên sấy sau khi sơn.
Bước 5 : Pha màu và phun sơn
Đây là một bước rất quan trọng, vì nó quyết định trực tiếp đến màu sơn của xe sau khi hoàn thiện. Khi tiến hành sơn lại mùa cho một phần thân vỏ, điều quan trọng là thợ phải xác định đúng được màu sơn chuẩn của xe, để lớp sơn mới được hài hòa với màu sơn tổng thể. Muốn làm được điều này, thợ sơn phải tra đúng code màu chuẩn của xe do nhà sản xuất phân phối. Sau đó sẽ tiến hành đong đếm pha sơn, với độ chính xác tới từng giọt . Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và tay nghề cao của người thợ mới pha chuẩn theo code màu. Sau đó, tiến hành phun sơn trực tiếp lên bề mặt.
Có 2 cách pha sơn phổ biến hiện nay: sơn phủ bóng và sơn hai thành phần. Sơn hai thành phần là sơn có pha kèm với dầu bóng, ngoài ra còn được gọi là loại 500, phù hợp cho sơn loại xe màu đen, đỏ, trơn trắng,… Sơn phủ bóng là sơn một lớp sơn màu, sau đó mới sơn lại với dầu bóng, còn được gọi là loại 600, phù hợp cho các loại xe có thành phần màu hạt nhũ.
Công đoạn này phải được tiến hành trong phòng sơn, vì làm ngoài trời thì thời tiết sẽ ảnh hưởng đến hạt màu, khi sơn màu sẽ không được bền.
Sau khi sơn xong, cần tiến hành sấy trong vòng 10 phút với nhiệt độ tiêu chuẩn là 60 độ C. Quá trình sấy khô cần được tiến hành dưới sự giám sát kỹ càng.
Bước 6: Đánh bóng
Bước cuối cùng trong quy trình sơn xe là đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dụng. Người thợ phải dùng một lớp xi bảo dưỡng lại bề mặt được sơn mới nhằm mục đích tạo thêm độ bóng để lớp sơn hoàn thiện, đồng thời chống lại những tác động của thời tiết, môi trường và tia tử ngoại. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm cũ và mờ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại, đâu là chỗ sơn cũ.
Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ này vui lòng liên hệ đến Sơn Xe 168 Paint qua địa chỉ sau:
- Hotline: 0926567266 (zalo)
- Email: sonxe168@gmail.com
- Website: https://sonxe168.vn/
Qua bài viết hôm nay, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sơn xe máy, cũng như giải đáp được về thời gian hoàn thành của dịch vụ sơn xe máy, sơn xe máy bao lâu thì khô?. Qua đó, mong rằng giúp bạn đọc đưa ra được lựa chọn thích hợp cho việc tân trang lại xế yêu của mình!