Sơn kết cấu thép được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như các ngành xây dựng. Nhằm giúp khách hàng hiểu sâu hơn và dễ dàng chọn được loại sơn phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ phân loại, tổng hợp chi tiết những đặc điểm, tính chất cũng như mục đích của các loại sơn này. Cùng tìm hiểu nhé!

Sơn kết cấu thép là gì?

Sơn kết cấu thép là các loại sơn và hệ sơn để bảo vệ các chi tiết làm bằng thép. Trong điều kiện khí hậu tự nhiên, chịu sự tác động ăn mòn ở các mức độ khác nhau. Loại sơn này được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ sắt thép không bị ăn mòn hoặc biến dạng do chịu tác động tiêu cực từ môi trường. Ví dụ như ở các vùng ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước biển. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ và khả năng chống chịu của công trình.

Sơn kết cấu thép là gì?

Phân loại sơn kết cấu thép

Về cơ bản trên thị trường hiện nay có 3 loại sơn kết cấu thép là:

  • Sơn kết cấu thép gốc Alkyd
  • Sơn kết cấu thép gốc Epoxy
  • Sơn Polythane kết cấu thép (Pu)

Việc sử dụng loại sơn nào và độ dày của lớp sơn phụ thuộc vào bề mặt cần sơn và mục đích sử dụng của chúng.

  • Sử dụng sơn gốc Alkyd trong điều kiện môi trường bình thường.
  • Sử dụng sơn Epoxy trong điều kiện môi trường dễ bị ăn mòn.
  • Sơn kết cấu thép gốc Polythane (PU) được sử dụng trong môi trường có điều kiện khắc nghiệt.Phân loại sơn kết cấu thép

Các loại sơn kết cấu thép phổ biến

Dưới đây là tổng hợp những đặc điểm cụ thể và ứng dụng của từng loại sơn kết cấu thép phổ biến trên thị trường hiện nay.

Sơn kết cấu thép gốc Alkyd

Sơn gốc Alkyd kết cấu thép bao gồm các loại sơn chống gỉ và sơn phủ trang trí. Loại sơn này có tác dụng bảo vệ các chi tiết bằng sắt thép trong công trình. Ví dụ: ở các nhà máy xí nghiệp, các tòa nhà văn phòng, các loại xe tải vận chuyển hàng hóa. Hay ở các kết cấu bằng thép ở các loại tàu thuyền bao gồm những khu vực không tiếp xúc trực tiếp với nước biển như: sà lan, boong tàu, khoang chứa hàng, khung xương tàu,…

Có thể bạn quan tâm:  Tiểu Sử Ibrahim Afellay - Nam Cầu Thủ Bóng Đá Nổi Tiếng Người Hà Lan

Đặc điểm của sơn gốc Alkyd

Sơn gốc Alkyd có một số tính chất vật lý cơ bản như sau:

  • Vì bản chất là sơn 1 thành phần nên việc thi công rất dễ dàng, tiện lợi.
  • Sơn nhanh khô và có khả năng bám dính tốt.
  • Độ bền màu cao và khả năng chống gỉ sét tốt trong môi trường ăn mòn thường.
  • Độ bóng của sơn khác nhau tùy thuộc vào từng hãng sơn.
  • Màu sắc: Thông thường sơn chống gỉ gốc Alkyd có màu ghi hoặc màu xám và màu nâu đỏ. Sơn phủ gốc Alkyd đa dạng về màu sắc hơn: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh dương,…
  • Độ phủ của sơn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: bề mặt cần sơn. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tay nghề thợ thi công.

Đặc điểm của sơn gốc Alkyd

Thành phần chính của sơn gốc Alkyd

Các thành phần chính cấu tạo nên sơn Alkyd 1 thành phần là:

  • Nhựa Alkyd: Long oil Megakyd M80.
  • Bột màu chống han gỉ
  • Chất độn
  • Phụ gia đặc biệt khác
  • Dung môi

Thành phần chính của sơn gốc Alkyd

Cách sử dụng sơn gốc Alkyd

Cách sử dụng loại sơn này rất đơn giản. Cụ thể:

  • Trước khi sơn cần vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ, khô ráo, không có tạp chất.
  • Đối với những bề mặt đã có lớp sơn cũ, cần phải loại bỏ lớp sơn cũ đó đi.
  • Nên tiến hành thi công khi nhiệt độ bề mặt vật liệu cần sơn cao hơn nhiệt độ điểm sương là 3 độ C trở lên. Độ ẩm và nhiệt độ phải được đo ở gần vật liệu cần sơn.
  • Sơn gốc Alkyd là sơn 1 thành phần nên chỉ cần khuấy đều. Sau đó, dùng chổi quét sơn, ru lô  hoặc máy phun sơn để sơn trực tiếp lên bề mặt.
  • Thông thường, số lớp thi công là: 1 lớp sơn lót chống gỉ + 2 lớp sơn phủ. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, có thể sơn 2 lớp sơn lót chống gỉ + 3 lớp sơn phủ. Thời gian tối thiểu giữa các lớp sơn nối tiếp nhau là 2 giờ. Thời gian tối đa là 8 giờ ở điều kiện nhiệt độ môi trường là 30 độ C.

Cách sử dụng sơn kết cấu thép gốc Alkyd

Sơn kết cấu thép gốc Epoxy

Sơn Epoxy kết cấu thép là các loại sơn gồm 2 thành phần là: thành phần A (phần sơn) và thành phần B (chất đóng rắn). Loại sơn này tạo một màng chắn chống ăn mòn và tăng tuổi thọ cho tất cả các chi tiết sắt thép trong môi trường ăn mòn cao. Ví dụ như: thân tàu, đáy tàu, bông tàu, các bể chứa dầu, bể chứa hóa chất. Hay ống dẫn dầu và các khoang tàu chở dầu thô.

Đặc điểm của sơn gốc Epoxy

Sơn gốc Epoxy có một số tính chất vật lý như:

  • Sơn Epoxy có thể chống mài mòn với nước biển, dầu nhiên liệu và dầu thô.
  • Sơn Epoxy dùng cho chi tiết thép áp dụng được trên cả bề mặt thép mới lẫn thép cũ.
  • Cách sử dụng rất đơn giản. Chỉ cần loại bỏ các tạp chất trên bề mặt sơn, sau đó phủ trực tiếp sơn Epoxy lên.
  • Màu sắc: Cũng giống như sơn 1 thành phần gốc Alkyd. Sơn Epoxy chống rỉ kết cấu thép chỉ có hai màu là ghi (xám) và nâu đỏ. Sơn phủ Epoxy thì màu sắc đa dạng hơn rất nhiều.
  • Độ phủ của sơn Epoxy phụ thuộc vào bề mặt cần sơn, tay nghề thợ thi công,… Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào độ dày hay mỏng của lớp sơn khi khô. Nếu độ dày màng sơn khi khô là 100µm thì 1kg sơn sẽ sơn được 7 – 8m2.
Có thể bạn quan tâm:  Top +6 Các Đội Bóng Mặc Áo Tím Trên Thế Giới Hiện Nay

Đặc điểm của sơn gốc Epoxy

Thành phần chính của sơn Epoxy

Các thành phần chính tạo nên sơn Epoxy kết cấu 2 thành phần là:

  • Nhựa Epoxy 75% : Epoxy YD011X75 (Kukdo – Hàn Quốc); Epoxy JRE475X75 (Jeil – Hàn Quốc).
  • Đóng rắn amide: G5022 ( Kukdo); Jointmide 317 (Epochem – Singapore).
  • Chất phụ gia chống gỉ: Kẽm phosphate, kẽm oxit.
  • Bột độn
  • Dung môi

Thành phần chính của sơn Epoxy

Cách sử dụng sơn gốc Epoxy

Các bước sử dụng sơn Epoxy là: 

  • Bước đầu tiên cũng phải làm sạch bề mặt cần sơn. Loại bỏ các lớp sơn cũ, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác trên bề mặt sơn.
  • Nếu trên bề mặt cần sơn có những khe nứt, khuyết tật lồi lõm,… thì phải sửa chữa bằng bột bả chuyên dụng.
  • Nhiệt độ môi trường xung quanh và bề mặt cần sơn tương tự như khi thi công sơn Alkyd 1 thành phần.
  • Dụng cụ thi công: cọ, chổi quét sơn, máy phun sơn.
  • Trước khi sử dụng sơn Epoxy phải tiến hành trộn sơn. Phương pháp trộn như sau:
    • Trộn riêng từng thành phần A và B thật đều. Sau đó mới đổ từ từ thành phần A vào thành phần B. Sau đó, tiến hành trộn đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sử dụng máy khuấy sơn hoặc máy trộn sơn.
    • Không nên đổ hai thành phần vào nhau rồi mới trộn. Vì khi đó, sơn sẽ không được đều và chất lượng lớp sơn sau khi hoàn thiện cũng giảm.
    • Có thể pha sơn cùng với dung môi (tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng nhà sản xuất sơn) nhưng không nên sử dụng dung môi quá 5 – 10% thể tích sơn. Lưu ý, sử dụng dung môi pha sơn ở bước đổ hai thành phần vào nhau để trộn.
    • Không giống như sơn gốc Alkyd, sơn Epoxy có thời gian sống (tùy thuộc vào hãng sơn mà thời gian có thể là: 6h, 8h, 12h…). Do đó chỉ nên trộn lượng sơn vừa đủ để thi công. Quá thời gian sống, sơn sẽ bị đông cứng (chết) và không không thể sử dụng.
  • Sau khi trộn xong sơn, dùng cọ quét sơn, ru lô hoặc máy phun sơn phủ trực tiếp sơn Epoxy kết cấu thép lên bề mặt cần sơn.
  • Số lớp đề nghị thi công: 1 lớp sơn Epoxy chống gỉ + 2 lớp sơn phủ Epoxy. Cũng tùy vào từng trường hợp cụ thể và mục đích sử dụng có thể sơn 2 lớp sơn Epoxy chống rỉ và 3 lớp sơn phủ Epoxy.
  • Thời gian tối thiểu giữa các lớp sơn là 6 giờ và tối đa là 12 giờ.
Có thể bạn quan tâm:  Matija Nastasić Là Ai? Sự Nghiệp Bóng Đá Nam Cầu Thủ Người Serbia

Cách sử dụng sơn gốc Epoxy

Sơn kết cấu thép gốc Polythane (Pu)

Sơn kết cấu thép Polythane dùng để bảo vệ các thiết bị máy móc, kết cấu sắt thép nội ngoại thất, hệ thống ống ngầm, ống gió, bồn chứa công nghiệp, kết cấu cầu, tàu thuyền… trong thời gian dài.

Đặc điểm của sơn gốc PU

Sơn gốc PU mang một số đặc điểm như:

  • Thời gian khô nhanh, cứng.
  • Khả năng chịu mài mòn cao ngay cả trong điều kiện ăn mòn nghiêm trọng.
  • Chịu được tia UV, dung môi, hóa chất rất tốt.
  • Bám dính rất tốt trên bề mặt lớp sơn chống gỉ hệ Alkyd, Epoxy đã được làm sạch.
  • Làm tăng tuổi thọ và duy trì thẩm mỹ cho các kết cấu thép.
  • Màu sắc phong phú, đa dạng, nhiều sự lựa chọn. Màu sắc tương tự như sơn phủ gốc Alkyd và sơn phủ Epoxy.
  • Quy cách đóng gói và độ phủ của sơn gốc polythane tương tự như loại sơn gốc Epoxy 2 thành phần.

Đặc điểm của sơn gốc PU

Thành phần của sơn gốc PU kết cấu thép

Sơn kết cấu thép gốc PU được sản xuất từ các thành phần sau:

  • Nhựa acrylic: Eterac 7331-XS-70, Eterac 7305-XS-50, Eterac 73060-X-60.
  • Đóng rắn: Coronate HX-T; HDI Coronate HX
  • Bột độn
  • Dung môi công nghiệp

Cách sử dụng sơn gốc PU

Cách sử dụng sơn gốc PU kết cấu thép

Các bước tiến hành thi công và những lưu ý sử dụng của sơn gốc PU kết cấu thép tương tự như khi thi công sơn Epoxy kết cấu thép. Bạn cũng cần phải kiểm tra bề mặt sơn và trộn đều sơn trước khi sử dụng. Số lớp thi công là: 1 lớp sơn lót Epoxy chống gỉ + 2 lớp sơn phủ gốc PU.

Cách sử dụng sơn gốc PU

Địa chỉ cung cấp sơn kết cấu thép uy tín

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn chất lượng kém nhằm lừa đảo khách hàng. Để đảm bảo chất lượng công trình, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn những đơn vị uy tín. Một trong những đơn vị cung cấp sơn kết cấu thép uy tín, được nhiều khách hàng tin dùng hiện nay là Công ty sơn KCC Việt Nam. Đây là công ty con thuộc tập đoàn hóa chất KCC có trụ sở chính tại Hàn Quốc. Tập đoàn KCC hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sơn, vật liệu xây dựng, vật liệu tổng hợp, kính, silicon,…

Công ty TNHH KCC Việt Nam

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Công ty TNHH KCC Việt Nam
  • Văn phòng đại diện: 602/27 Đường Điện Biên Phủ, Phường 25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
  • Nhà máy sơn KCC Việt Nam: KCN Long Thành, Đường số 1, X.Tam An, H.Long Thành, T.Đồng Nai.
  • Email: contact@kccvietnam.com
  • Hotline: 0944.233.733
  • Website: kccvietnam.com Công ty TNHH KCC Việt Nam

Bài viết trên đã khái quát về sơn kết cấu thép. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin bổ ích và lựa chọn được loại sơn phù hợp cho công trình của mình. Và hãy nhớ tham khảo các địa chỉ cung cấp sơn uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ cho công trình của bạn.