Nước dừa là một loại nước giải khát phổ biến được rất nhiều người yêu thích vì công dụng làm đẹp của nó. Vậy nổi mề đay uống nước dừa được không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

Nổi mề đay là gì?

Mề đay là dạng một mề đay dị ứng. Đây là kết quả của việc hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với các dị nguyên, sau khi vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, bradykinin… Chính các chất này khiến cơ thể xuất hiện tình trạng phù nề trong da do giãn mạch máu và là nguyên nhân gây nên các biểu hiện của bệnh mề đay.

Tìm hiểu lý do gây mề đay | Vinmec

Các triệu chứng của mề đay dị ứng khác nhau tùy theo từng người và tùy từng tình huống. Triệu chứng mề đay có thể khiến bạn lo lắng hơn khi chúng xuất hiện. Các triệu chứng phổ biến của mề đay bao gồm:

  • Có các nốt hay mảng sần, phồng rộp, màu đỏ hay sưng lên trên bề mặt da
  • Điểm giữa các mảng mề đay chuyển sang màu trắng khi dùng tay nhấn vào
  • Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da
  • Phù mạch (sưng nề vùng hạ bì hay các lớp dưới da)
  • Hình dạng và kích thước của mề đay cũng rất đa dạng, có thể nhỏ hoặc lớn, có khi hình vòng cung, hình tròn hoặc mảng lớn, giống hình bản đồ.

Mề đay cấp tính sẽ xuất hiện và biến mất trong vòng 6 tuần. Nếu kéo dài trên 6 tuần là mề đay mãn tính.

Nguyên nhân nổi mề đay

Nguyên nhân của nổi mề đay vẫn chưa được biết chính xác, nhưng các yếu tố nguy cơ khởi phát có thể được xác định, chủ yếu là các chất gây dị ứng, phổ biến nhất có lẽ là:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa thực vật, bào tử nấm hoặc vẩy da động vật
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Dị ứng thực phẩm (chẳng hạn như sữa, đậu phộng, trứng, cá hoặc động vật có vỏ).
  • Bị côn trùng đốt.
  • Dị ứng với thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), codeine, thuốc cao huyết áp (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển).
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể do làm nóng hoặc làm mát cơ thể hoặc sau khi hoạt động thể chất.
  • Dị ứng với các chất liệu khác nhau, chẳng hạn như cao su hoặc một số chất tẩy rửa.
  • Có vấn đề về nội tiết tố, chẳng hạn như mang thai, mãn kinh hoặc bệnh tuyến giáp.
  • Mắc phải các bệnh tự miễn
Có thể bạn quan tâm:  Ghế Cong Tập Bụng Có Hiệu Quả Không ⚡️ Giải Đáp Chi Tiết

Trong trường hợp mề đay mãn tính, nguyên nhân cơ bản thường không rõ.

Nổi mề đay có gây nguy hiểm không?

Với mề đay dị ứng cấp tính, tình trạng có thể thuyên giảm dần trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng những tình trạng mãn tính hoặc bệnh di truyền thường khó điều trị và dễ tái phát.

Bệnh mề đay nguy hiểm ở cơ chế hình thành bệnh và làm nặng thêm các triệu chứng. Khi một người bị nổi mề đay tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ tạo ra một chất gọi là histamin. Chất này khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, gãi liên tục khiến vùng da bị tổn thương, trầy xước, dễ nhiễm trùng, để lại sẹo và vết thâm, ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt.

Nổi mề đay nặng ngoài mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu còn có thể gây ra triệu chứng nguy hiểm là sưng tấy khí quản, cổ họng dẫn đến khó thở, thở gấp, thậm chí ngạt thở.

Nếu mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Nếu tổ chức não nổi mề đay có thể gây phù não cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh còn có một số biến chứng nguy hiểm khác như: khiến mạch máu giãn nở nhanh, tụt huyết áp đột ngột, chóng mặt, sốc phản vệ khi uống thuốc và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời.

Thực phẩm nên và kiêng khi nổi mề đay

Các thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với bệnh nhân mề đay. Bổ sung các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình lành bệnh nhanh hơn. Ngược lại, dung nạp những thực phẩm không lành mạnh sẽ kích thích hoạt động giải phóng histamin và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Một số thực phẩm người bị nổi mề đay nên ăn:

  • Rau xanh: Rau xanh là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp cơ thể duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Bệnh nhân mề đay nên ăn nhiều rau xanh để thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ gan.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Trong thời gian bị mề đay, người bệnh nên ưu tiên ăn những thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cam, quýt, bưởi, nho, kiwi, dâu tây… vì chúng có thể ức chế quá trình giải phóng histamin, làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa các triệu chứng lây lan.
  • Thực phẩm có khả năng kháng viêm: Theo các chuyên gia, trong tỏi, hành, nghệ đều chứa các chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm nổi mề đay cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể thêm tỏi, hành và nghệ vào các món ăn hàng ngày.
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Theo nhiều nghiên cứu, Omega 3 tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc của da, giúp da khỏe mạnh, dẻo dai và ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu Omega 3 (Cá hồi, các loại rau màu xanh đậm) vào chế độ ăn có thể phục hồi các tế bào tổn thương, kiểm soát triệu chứng trên da và ngăn ngừa mề đay lây lan rộng.
Có thể bạn quan tâm:  Hõm Venus Ở Nữ Là Gì ⚡️ Ý Nghĩa & Cách Luyện Tập Để Có Hõm Venus

Các thực phẩm kiêng ăn

  • Đậu phộng và mè: Những thực phẩm này có nhiều khả năng gây dị ứng nhất vì một số thành phần trong những thực phẩm này khiến hệ thống miễn dịch nhầm chúng với chất gây dị ứng và có xu hướng chống lại chúng bằng cách giải phóng histamin.
  • Hải sản: Tôm, cua, ghẹ, mực… chủ yếu chứa protein parvalbumin, có thể gây phản ứng ở người mẫn cảm sau khi ăn, gây dị ứng mẩn ngứa. Quan trọng nhất, dị ứng hải sản không chỉ biểu hiện bằng nổi mẩn ngứa mà còn có thể gây sốc phản vệ. Phản ứng ở đường tiêu hóa, phản ứng toàn thân, phản ứng dị ứng cực kỳ nguy hiểm.
  • Chất kích thích: Khi bị nổi mề đay, người bệnh nên tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas… vì chúng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn.
  • Hạn chế ăn nhiều muối và đường: Ăn thực phẩm nhiều đường và muối có thể gây kích ứng các dây thần kinh ngoại vi và khiến tình trạng mẩn đỏ trở nên tồi tệ hơn.
  • Đồ cay, nóng, chiên rán và nhiều dầu mỡ: khiến các bộ phận trong cơ thể phải hoạt động nhiều và liên tục hơn bình thường, gây cảm giác khó chịu, khô da, bong tróc… nên người bệnh mề đay cần tránh xa những thực phẩm này.

Vậy nổi mề đay uống nước dừa được không?

Nước dừa chứa nhiều chất béo trung tính đã được khoa học chứng minh có khả năng làm dịu đường tiêu hóa, giảm phản ứng dị ứng ở người bị nổi mề đay. Nước dừa có thể làm giảm các phản ứng dị ứng bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và giảm các triệu chứng ngứa, nhưng nó không có khả năng chữa các bệnh ngoài da.

Vì vậy, uống nước dừa không chỉ giúp tiêu hóa tốt, làm đẹp da, bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng còn là sản phẩm bồi bổ sức khỏe cho cơ thể khi bị mề đay. Nước dừa rất có lợi cho sức khỏe người bình thường, đặc biệt là người bị mề đay, tuy nhiên những người bị dị ứng với nước dừa thì không nên uống. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều và cân nhắc một số lưu ý sau:

  • Không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày. Lượng khuyên dùng là không quá 3 quả/ngày. Đặc biệt với trường hợp khó tiêu thì không nên dùng, vì nước dừa có hàm lượng chất béo cao không tốt cho tiêu hóa.
  • Tốt nhất là sử dụng nước dừa tươi, nguyên chất, không thêm đường hoặc đá.
  • Tránh dùng vào buổi tối, đặc biệt là nước dừa có đá vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng.
Có thể bạn quan tâm:  Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì? ⚡️ Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng

Lưu ý khi chữa mề đay tại nhà

Các cách trị nổi mề đay tại nhà có thể đẩy lùi cảm giác ngứa, châm chích và nóng rát. Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh chóng với các phương pháp điều trị này.

Tuy nhiên, khi nói đến các biện pháp điều trị tại nhà cho mề đay, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Hầu hết các trường hợp mề đay đều nhẹ và biến mất trong vài ngày. Do đó, nếu bệnh không quá nặng, các biện pháp khắc phục tại nhà được khuyến khích.
  • Mề đay cũng có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng như sưng họng, phù mạch, khó thở thì cần đến bệnh viện ngay.
  • Nếu mề đay kéo dài trên 3 ngày thì nên đi khám để được hướng dẫn cách điều trị và dùng thuốc điều trị mề đay. Tuy không phổ biến nhưng do chủ quan, khoảng 5-10% trường hợp sẽ trở thành mạn tính nếu không được điều trị sớm.
  • Ngoài các biện pháp điều trị, nên hạn chế các yếu tố làm khởi phát và lan rộng mề đay như rượu bia, dị ứng thức ăn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, mồ hôi, mỹ phẩm, nhựa cây, côn trùng, ma sát, v.v.

Địa chỉ điều trị mề đay uy tín tận tâm

Nếu bạn đang băn khoăn không biết chữa mề đay ở đâu tốt thì Nhất Nam Y Viện là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Nhất Nam Y Viện là một đơn vị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hàng đầu hiện nay.

Công nghệ khám và cách trị nổi mề đay tại đây cũng được đầu tư rất nhiều, công nghệ điều trị đều là những công nghệ hiện đại, hàng đầu đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế chất lượng cao, tay nghề cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi khám và điều trị bệnh mề đay tại đây.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số điện thoại/Zalo: 0972.196.616 – 0903.047.368
  • Website: www.trungtamdalieudongy.com
  • Email lienhe@nhatnamyvien.com

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Nổi mề đay uống nước dừa được không?” có thể nói nước dừa là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của người bình thường và người bệnh mề đay. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu nổi mề đay bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.