Chữ triện nét đẹp thư pháp xưa

Trong sách “Pháp thư khảo” có viết thế này: “Triện có nghĩa là truyền, truyền đi nguyên lý của sự vật, triển khai ra vô cùng tận”. Còn trong quyển “Thuyết văn giải tự” thì giải thích: “Triện là dẫn thư”, ý nói rằng dẫn bút mà viết, dẫn mà thành họa, từ tích họa ra hình, dùng hình để biểu tượng cho chữ. Vậy chữ triện là gì? 

Chữ triện là gì?

Triện thư (giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書; bính âm: zhuànshū), hay còn được gọi là chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp thời Trung Quốc cổ. Đây là một loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kỳ Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần đã trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi với mục đích để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.

Chữ triện nét đẹp thư pháp xưa
Chữ triện nét đẹp thư pháp xưa

Nguồn gốc của chữ triện

Theo nhiều nguồn sử liệu thu thập được thì vào đời Chu Tuyên Vương, quan Thái sử là Sử Lựu 史籀 viết 15 thiên sách, sách này dùng thể Đại Triện 大篆. Tần Thủy Hoàng thống nhất được Trung Quốc, Thừa tướng Lý 李斯 nhân việc cải chính để thống nhất văn tự toàn quốc, đã phát triển thể Đại Triện thành thể Tiểu Triện, hay tên khác là Tần Triện. 

Nguyên từ thời Chiến Quốc, chư hầu cát cứ của các quốc gia dùng văn tự mỗi nơi khác nhau. Các nhà thức giả thời đó ai cũng có thể chế ra chữ theo quan niệm của cá nhân, đại khái như hồi thời đó chữ Bảo 寶 có đến 194 chữ có hình thái khác nhau, chữ My 眉 có đến 104 chữ, chữ Thọ 壽 có hơn 100 chữ… Thể Tần Triện trên cơ bản lấy chữ Triện ở nước Tần làm tiêu chuẩn.

Triện thư có quy phạm được vua Tần Thủy Hoàng cho khắc vào bảy bia đá được đặt ở các danh sơn lần lượt là: Thái Sơn, Phong Sơn, Lang Nha Đài, cối Kê, Đông Quan, Kiệt Thạch và Chi Phù. Đa số các bia đá này đã bị mất hoặc không còn nguyên trạng. Tuy nhiên những chữ còn sót lại đều là những tư liệu khảo sát rất tốt. 

Trong công cuộc cải cách thống nhất văn tự, Lý Tư có soạn ba cuốn “Thương Hiệt Thiên”, “ Viên Lịch Thiên” và “Bác Học Thiên”. Người đời sau gộp lại thành một sách gọi là “Thương Hiệt Thiên”, trên cơ sở này Dương Hùng ở đời Hán đã soạn cuốn “Huấn Toản Thiên”. Ban Cố đọc hai sách trên soạn lại thành “Thương Hiệt Thiên” gồm 102 chương.

Chữ triện có nguồn gốc từ
chữ triện có nguồn gốc từ đâu

Hứa Thận 許慎 của đời Hán Ai Đế, sau hai mươi ba năm sưu tầm và nghiên cứu, tìm các chữ mới đương thời phối hợp với các sách từ đời trước, đã hoàn thành bộ “Thuyết Văn Giải Tự” vào năm 121. ‘Thuyết Văn Giải Tự” gồm 9.353 chữ, trong đó có đến 1.163 chữ trùng lặp, được phân định thành 540 bộ thủ, là bộ từ điển đầu tiên dùng hệ thống lý luận “Lục Thư” dùng để phân tích tự dạng của chữ, đồng thời làm khảo cứu nguồn gốc, ghi rõ ý nghĩa của chữ. “Thuyết Văn Giải Tự” là bộ sách mang ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử văn tự. 

Có thể bạn quan tâm:  Luân Hồi Là Gì ⚡️ Tìm Hiểu Chi Tiết “6 Cõi Luân Hồi”

Đối với lĩnh vực nghiên cứu chữ Triện và học Triện thư, Thuyết Văn Giải Tự là một trong những tư liệu quan trọng vì toàn bộ đều được viết bằng chữ Triện, người học triện thư  nếu sở đắc lối Triện thư và muốn học chuyên sâu về cổ văn tự nên tham khảo.

Đặc điểm của chữ triện

Sự hình tượng hóa trong kết cấu của thể chữ: chữ Triện tuy là có đầy đủ “lục thư” nhưng kết cấu của chữ chủ yếu là hình tượng, mỗi một chữ khác nhau lại tượng trưng cho hình thái của một sự vật khác nhau, được xem như một bức tranh riêng biệt:

– Nét bút có nét chuyển mà không có nét gập: tất cả đều là các nét chuyển cong mà tròn, chứ không gập thành vuông.

– Tròn bút trung phong, bắt đầu hay kết thúc đều rất tròn trịa: tất cả các nét của chữ đều tròn đầy, khoảng cách chiều ngang của nét chữ đều bằng nhau, bắt đầu và kết thúc của một chữ đều tròn trịa.

Chữ triện có giống chữ nôm không?
chữ triện giống chữ nôm không?

Ngoài ra, tổng thể của chữ sẽ có hình vuông, hoặc hình chữ nhật, nhưng rất kỵ viết chữ dẹt. Do kết cấu hình tượng hóa của chữ Triện mà quy định cho việc trên dưới, trái phải của chữ phải đều đặn, nó đơn giản hơn rất nhiều so với chữ Lệ và chữ Khải, chỉ có nét ngang, nét sổ, nét cong, nét tròn mà không có nét chấm, nét phẩy, nét mác hay nét móc.

Các hình thức kết tự đặc trưng của chữ triện

Kết tự còn gọi là kết thể, kết cấu và gian giá, là cách mô tả về hình thể khái quát của một chữ cùng với sự sắp xếp, bố cục của các nét trong một chữ hay để tạo thế cân bằng vững chắc, hoặc so le nhau để tạo chính phụ, hoặc nâng đỡ cho nhau, không thừa không thiếu cùng tạo mỹ cảm cho người xem. Nếu xét về hình thức kết cấu có thì chữ triện có 4 dạng thức như sau:

Tả hữu đối xứng (Trái phải cân bằng)

Trong triện thư, phần lớn các chữ được kết cấu trái phải cân bằng và cân đối hoặc về cơ bản là đối xứng. Tuy nhiên, người học triện thư nên lưu ý sự đối xứng này rất sinh động và tự nhiên do sự linh hoạt của nét bút, có lúc ngắn hơn hoặc dài hơn một chút (trong sự đối xứng), độ cong của hai nét cong đối xứng không giống hệt nhau. Sự đối xứng ở đây được nhìn dưới góc độ mỹ cảm, không quá gò ép.

Sơ mật đắc nghi(Dày thưa hợp lý)

Cách sắp xếp nét bút trong Triện thư, điều quan trọng nhất là sự chặt chẽ, vững chắc mà thông thoáng. Để đạt được trình độ này, nhiều thư gia xưa nay đã phân tích cách thức kết cấu và chỉnh sửa tự hình của Triện thư hầu đạt được mỹ cảm cao nhất cho chữ. Các thư gia đời trước đã thống kê và cho rằng: hầu hết chữ Triện có cấu tạo theo thế lấy “Cẳng chân” nâng đỡ, tức là bộ phận trên thường có nhiều nét nên trông rậm rạp, mật độ nét dày đặc, không gian như chật hẹp hơn khi nhìn xuống bộ phận phía dưới của chữ.

Cách thức kết cấu này ở thế trên “Mật” dưới “Sơ”, các nét ở bộ phận phía dưới, vì vậy được kéo dài hơn bình thường để tạo cảm giác nâng đỡ chắc khỏe tuy thưa thớt mà vững vàng, hình tượng này trông giống một cơ thể con người khỏe mạnh đang mang vác vật nặng (xem các chữ Lê 黎chữ Bất 不, chữ Kỷ 紀). Đối với các chữ có nét ngang là nét chủ, hoặc ở phần phía đáy hoặc ở phần dầu, thì điểm trọng tâm được đưa về nét ngang chủ nhằm tạo thế mạnh như ô dù che chở hoặc nền tảng vững chắc (xem các chữ 至 chữ Ngôn 言, chữ Tác 作).

Có thể bạn quan tâm:  Hầu Đồng Là Gì ⚡️ Ý Nghĩa & Quy Trình Một Buổi “Hầu Đồng”
Học kết cấu chữ triện như nào là chuẩn
Học kết cấu chữ triện như nào là chuẩn

Phối hợp quân hành (Tạo thế cân bằng)

Trong môn Triện thư tồn tại một số chữ có kết cấu trái phải hoặc trên dưới không đồng đều với nhau, không cân bằng do sự kết hợp giữa bộ ít nét và bộ nhiều nét như trường hợp các chữ Đắc 得, chữ Mãn, chữ Tư 斯, chữ Minh 鳴 hay chữ Hy 犧.

Trong các trường hợp thế này, phần không gian ở giữa các bộ thủ có ít nét phải thưa hơn để tạo sự thông thoáng cho bộ bên cạnh. Sự điều độ này đòi hỏi người học triện thư cần phải thật linh hoạt.

Ấp nhượng chiếu ứng (Nhường hứng gọi đáp)

Trong Triện thư lại có thêm một số chữ có các bộ cạnh nhau, đâm sâu nét bút vào phần không gian của nhau, khiến cho khí mạch của tự hình ở thể đan cắt nhập nhằng, không rõ ràng. Để cho sự giao hòa quán xuyến lẫn nhau và ổn định, cần phải tạo thế nhường hứng gọi đáp. Công việc này đòi hỏi cần phải khéo léo bởi vì thế chữ dễ bị rơi vào trường hợp rời rạc hoặc lấn cấn.

Sự linh động nằm ở chỗ quan sát tự hình mà điều chỉnh phù hợp, có thể nâng cao hay hạ thấp để tạo thế ôm ấp hoặc rượt đuổi, lưu ý rằng bất cứ sự di dịch, điều chỉnh nào phải đảm bảo trạng thái khí mạch nhất quán. Người đọc có thể quan sát kĩ lưỡng các chữ Sơ 初, chữ Khắc 刻, chữ Truất , chữ Hỗ 滬. chữ Bào 袍, chữ Phủ 斧 để tự đưa ra nhận định.

Các loại chữ triện phổ biến trong thư pháp

Triện thư chia thành hai loại bao gồm: đại triện và tiểu triện.

Đại triện (大篆) là thể chữ phát triển bắt đầu từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, không thống nhất với nhau và có nhiều dị thể ở một số nước khác nhau. Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆) là lối chữ phát triển từ thể Đại triện, ra đời từ khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đưa ra chính sách thống nhất văn tự. 

Đây có thể được xem là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc, vì thế, khi nhắc đến triện thư thường là đề cập nhiều đến tiểu triện hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời nhà Tây Hán, sau đó đã bị thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

Vào khoảng thời kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN), hình thể chữ Hán không thống nhất với nhau, chữ dị thể xuất hiện rất nhiều, cùng một chữ mà mỗi nước lại có cách viết và cách đọc khác nhau. Để thay đổi thực trạng dùng chữ hỗn loạn này, sau khi thống nhất sáu nước, Tần Thủy Hoàng liền thực hiện chính sách “Xa đồng quỹ, thư đồng văn” (Xe có cùng quy củ, sách có cùng văn tự), bãi bỏ tất cả những văn tự không đồng nhất với nước Tần của thừa tướng Lý Tư và giao cho nhóm Lý Tư thi hành nhiệm vụ thống nhất văn tự. 

Sự thống nhất văn tự do Tần Thủy Hoàng chỉ đạo,mục đích ban đầu chỉ phục vụ chính trị, song kết quả lại giúp chữ Hán đi vào hướng chính thống và đây cũng là lần chuẩn hóa và giản lược hóa đầu tiên của chữ Hán.

Có thể bạn quan tâm:  Luật Nhân Quả Trong Cuộc Sống ⚡️ Nắm Rõ Để Sống Bình An
Chữ triện - thư pháp phổ biến thời Hán
Chữ triện – thư pháp phổ biến thời Hán

Để ban hành sách giáo khoa vỡ lòng đầu đầu tiên và nhằm định hình lại thể chữ Tiểu Triện thì Lý Tư viết cuốn “Thương Hiệt thiên”, Triệu Cao viết cuốn “Viên Lịch thiên”, Hồ Mẫu Kính viết cuốn “Bác Học thiên”. Thực ra, chữ Tiểu Triện đã biến thể từ chữ Đại Triện mà ra, người nước Tần đã dùng chữ Đại Triện hơn 500 năm, do vì thể chữ Đại Triện phức tạp, nên đã thực hiện giản hóa dần dần. 

Về căn bản, nhóm Lý Tư đã lấy văn tự của nước Tần làm gốc và dựa vào các thể chữ khác nhau ở thời Chiến Quốc chỉnh lý, tổng hợp lại rồi chính thức đưa vào lưu hành, và hoàn toàn không phải do nhóm Lý Tư tạo ra chữ Tiểu Triện.

Ngày nay, chúng ta biết đến chữ Triện chủ yếu là do hai nguồn chính. Thứ nhất là ở các di tích thời Tần như các bản khắc thạch, chiếu bản hay tỉ ấn. Thứ hai là từ cuốn “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận. Về các bản khắc thạch, tương truyền cho rằng là do Lý Tư dùng chữ Tiểu Triện khắc nên. 

Bộ chữ triện chữ Hán gồm bao nhiêu chữ
Bộ chữ triện chữ Hán gồm bao nhiêu chữ

Trong bảy tấm bia đá khắc thời Tần thì hiện tại chỉ còn “Thái Sơn khắc thạch” và “Lang Nha Đài khắc thạch” là nguyên trạng, năm tấm bia đá còn lại là “Phong Sơn khắc thạch” đều do đời sau mô phỏng lại. Chữ Triện trên bia đá thời Tần mang trên mình kết cấu vuông vắn, dày dặn, nét bút tròn trịa, đẹp đẽ, kết cấu đối xứng ngay ngắn, xứng đáng được mệnh danh thể chữ đẹp nhất của Trung Quốc thời cổ đại.

Chữ triện ngày nay để làm gì?

Triện Thư là kiểu chữ cổ của Trung Quốc có từ thời nhà Chu, mang hình dáng nét chữ cổ xưa. Nhà Tần chọn sử dụng triện thư để làm các ấn tín, văn bản của Hán Trung. Sau khi chế ra bút lông thư pháp, giấy và mực, chữ Hán được viết thành năm loại chữ nhỏ. 

Từ thời nhà Hán, chữ Hán đã được ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng chữ Hán có năm kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書.

Thư pháp chữ triển đẹp nhất
Thư pháp chữ triện đẹp nhất

Cho đến ngày nay. Triện Thư được sử dụng trong các ấn tín, văn bản mộc hay con dấu và đặc biệt là ấn triện thư pháp. Đặc biệt hơn, người ta đã sử dụng  triện thư để làm các triện ấn thư pháp, thơ văn chữ Hán, bởi vì đây là một loại chữ khó có thể bắt chước hay sao chép nên triện thư được sử dụng rộng rãi trong ấn triện rất nhiều. 

Ngoài ra, triện thư còn được dùng để khắc con dấu trên đá. Triện thư cũng dùng để khắc danh chương các loại Yêu chương, bởi vì thư pháp thư họa chữ được viết rất nhiều nên triện thư rất thích hợp để làm con dấu đá khắc danh chương đóng lên các tác phẩm thư họa.

Tổng kết

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đã phần nào biết về nguồn gốc, mường tượng ra hình dáng của chữ triện như thế nào. Việc chỉ ra một số đặc điểm, hình dáng của chữ Triện không khó, nhưng việc vận dụng những đặc điểm, kiến thức trên để viết nên chữ triện cân đối, hài hòa, bắt mắt là một vấn đề không hề đơn giản chút nào.