Vai trò quan trọng của DHA đối với sự phát triển trí tuệ và mắt của trẻ là điều không thể phủ nhận. Việc bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Tuy nhiên, nên bổ sung DHA cho trẻ khi nào vẫn là thắc mắc và băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Để tìm câu trả giải đáp cho vấn đề này, xin mời đọc bài viết sau đây.
Tìm hiểu về DHA
DHA là gì?
DHA là từ viết tắt của Docosa-Hexaenoic-axit. Nó là một axit béo không bão hòa đa thiết yếu thuộc nhóm axit béo Omega-3. Đây là thành phần chính cấu tạo nên não bộ con người (chiếm 15-20%) và chiếm 50-60% cấu tạo nên võng mạc của mắt. Vì là thành phần quan trọng tạo nên sự hoàn thiện toàn diện của chức năng não bộ và võng mạc nên việc bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.
Ở người trưởng thành, DHA có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu, giảm cholesterol xấu trong máu. Giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
Mối quan hệ giữa DHA và sự phát triển ở trẻ
Có rất nhiều thông tin chia sẻ về vai trò quan trọng của DHA đối với sự phát triển của trẻ. Sau đây là những tác động của DHA với trẻ:
Giúp phát triển mắt
DHA là thành phần chiếm 50-60% trong võng mạc – “bộ não” điều khiển hoạt động của mắt. DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, giúp bé có đôi mắt sáng khỏe.
Giúp phát triển trí não
Chúng ta thường nghe nói chất xám là đại diện cho trí thông minh của con người, DHA cũng chiếm tỷ lệ rất cao trong thành phần của chất xám. DHA còn tham gia tạo độ nhạy bén của tế bào thần kinh, đảm bảo thông tin truyền tải nhanh và chính xác.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được cung cấp đầy đủ DHA trong quá trình phát triển trí não sẽ có chỉ số IQ cao hơn. Theo nghiên cứu, trẻ từ 8 đến 9 tuổi sẽ có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm nếu được bổ sung đầy đủ DHA. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ chậm phát triển thần kinh cũng thấp hơn.
DHA liên quan mật thiết đến sự phát triển cơ thể trẻ nhỏ
Giai đoạn sơ sinh và những năm đầu đời là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển về cân nặng và chiều dài của cơ thể. Vì vậy, bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ DHA trong suốt thai kỳ và trước khi sinh, đảm bảo đủ DHA cho thai nhi sử dụng.
Giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng bổ sung DHA cho trẻ cần đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nên bổ sung DHA cho trẻ khi nào?
Bổ sung DHA cho bé khi còn trong bụng mẹ
Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi thai và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật hoặc thậm chí tử vong trong vòng 5 năm đầu đời của trẻ. Trên thực tế, nguyên nhân của hiện tượng này đã được tìm ra qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới, đó là do cơ thể mẹ bầu thiếu hụt omega-3 DHA khi mang thai.
Vì vậy, trẻ nên được bổ sung đầy đủ DHA ngay từ khi còn trong bụng mẹ để tránh hiện tượng này. Khuyến khích bà bầu bổ sung các loại cá (có hàm lượng thủy ngân thấp) trong bữa ăn hàng ngày hoặc bổ sung viên uống bổ sung omega-3 DHA là phương pháp hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe của cả mẹ và bé sau thai kỳ.
Ngoài ra, DHA còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào màng não, tế bào thần kinh, hoàn thiện võng mạc mắt và cột sống. Vì vậy, cung cấp đủ DHA cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ là cách tốt nhất để bé có thị lực, khả năng nhận thức và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Lượng DHA mà mỗi bà bầu cần đảm bảo cho cơ thể là khoảng 100-200mg mỗi ngày. Các loại thực phẩm có thể cung cấp nguồn DHA tốt cho bé là cá hồi, thịt nạc, lòng đỏ trứng và các loại hạt như quả óc chó, hạt bí ngô hoặc hạnh nhân.
Bổ sung DHA giai đoạn sơ sinh
Bổ sung DHA cho bé từ 0-6 tháng tuổi
Giai đoạn sơ sinh từ 0 đến 6 tháng là giai đoạn não trẻ sơ sinh phát triển với kích thước bằng 3/4 kích thước não người lớn. Các tế bào não chịu trách nhiệm về khả năng nhận thức, cảm xúc và hành vi cũng sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian này. Vì vậy, bé cần khoảng 17-19mg/100kcal DHA mỗi ngày để phát triển đầy đủ các chức năng này.
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu nên được bổ sung DHA tốt nhất từ sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đủ thì nên dùng các loại sữa công thức và sữa công thức khác có chứa DHA.
Lượng DHA trong sữa mẹ phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ. Vì vậy, khuyến khích các bà mẹ đang cho con bú ăn nhiều các loại cá béo, cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi, trứng. Một số nguồn DHA quan trọng khác bao gồm quả óc chó, hạt lanh, hạt chia, dầu ép từ những hạt này, bông cải xanh và súp lơ trắng.
Bổ sung DHA khi bé từ 6 tháng đến 2 tuổi
Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi là lúc cơ thể cần DHA để tạo lượng lớn Hormone cho sự phát triển trí não. Bổ sung DHA lúc này là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của não bộ, chức năng nhìn của mắt và khả năng vận động của trẻ cũng tốt hơn. Em bé sẽ cần từ 100-150mg DHA mỗi ngày để các tế bào này phát triển với tốc độ thích hợp.
6 tháng – 2 tuổi cũng là giai đoạn bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì vậy, ngoài sữa mẹ, thức ăn hàng ngày cũng sẽ đóng vai trò thiết yếu để bổ sung DHA. Lúc này, mẹ nên tham khảo để chuẩn bị thực đơn ăn dặm ngon miệng với các thực phẩm có đầy đủ thành phần DHA cho bé như ngũ cốc ăn dặm, sữa bột, trứng, các loại đậu…
Bổ sung DHA cho trẻ từ 2-8 tuổi
Từ 2-8 tuổi sẽ là giai đoạn chuyển tiếp từ phát triển tế bào não phải sang tế bào não trái. Đây là phần chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, trí nhớ và tư duy. Sau 8 tuổi, trí thông minh của trẻ sẽ không còn sự phát triển rõ rệt mà nhường chỗ cho khả năng tích lũy kiến thức và kỹ năng của bé.
Vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng không kém so với hai giai đoạn trên, đóng vai trò tiền đề cho quá trình học tập của trẻ ở trường sau này. Bé sẽ cần 200-250mg DHA mỗi ngày để tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
Ở độ tuổi này, bé đã có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn nên bạn có thể cho bé ăn nhiều loại cá giàu DHA như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá bơn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, một số thực phẩm như sữa chua, ngũ cốc, trứng cũng dễ hấp thu và được chế biến để bổ sung DHA cho bé.
Thời điểm bổ sung DHA tốt nhất trong ngày?
Buổi sáng thức dậy là lúc cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, các cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng cũng hoạt động tốt nhất, vì vậy cha mẹ nên bổ sung DHA trong thời gian này. Bữa ăn nhẹ buổi sáng cung cấp DHA nên bao gồm các loại thực phẩm giàu chất béo này như cá, bơ, trứng, sữa, dầu ô liu, v.v.
Bên cạnh đó, vào buổi tối, bổ sung đủ lượng DHA cần thiết sẽ giúp cả trẻ em và người lớn ngủ ngon hơn, chuẩn bị năng lượng tốt hơn cho ngày mới. Tuy nhiên, đây không phải thời điểm bổ sung một lượng lớn như bữa sáng vì có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ.
Để biết chi tiết nên bổ sung DHA như thế nào cho bé trong một ngày, mới các bậc cha mẹ tham khảo bài viết: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/dha/uong-dha-vao-thoi-diem-nao-trong-ngay/
Bổ sung DHA cho bé như thế nào?
Trẻ cần bổ sung DHA với hàm lượng bao nhiêu?
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung ít nhất 200mg DHA mỗi ngày. Lượng DHA này sẽ được cung cấp cho thai nhi qua dây rốn hoặc cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi có thể đáp ứng được nguồn bổ sung DHA từ sữa mẹ. Lượng tối thiểu cần bổ sung là 17mg DHA trên 100 kcal.
Trẻ từ 1 đến 8 tuổi, trẻ có thể hấp thụ DHA từ nguồn thực phẩm hàng ngày nhưng dinh dưỡng không đầy đủ sẽ không đáp ứng được. Trẻ cần sử dụng từ 70-100 mg DHA mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện về trí não và thể chất, có thể cân nhắc bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng.
Cách để bổ sung DHA cho bé
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cách tốt nhất để bổ sung DHA cho trẻ là cho trẻ bú hoàn toàn từ sữa mẹ. Trường hợp trẻ không bú mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì phải bổ sung DHA từ các nguồn dinh dưỡng khác như sữa công thức có DHA hoặc sữa thay thế sữa mẹ có bổ sung thêm axit béo.
Dầu cá, các loại cá, hải sản là những thực phẩm giàu DHA đáp ứng đủ lượng DHA cần thiết cho sự phát triển toàn diện của não bộ và võng mạc của mắt. Vì vậy, bạn nên bổ sung cá và các loại hải sản khác vào bữa ăn hàng ngày của bé.
Đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi, đây là giai đoạn rất cần DHA, bởi DHA đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích não bộ phát triển. Ngoài ra, DHA còn giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm có chứa DHA để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.
Trẻ từ 6 tuổi trở lên là thời điểm bắt đầu học, não của trẻ cần hoạt động nhiều để tiếp thu kiến thức mới, giúp tăng cường trí nhớ, khả năng xử lý thông tin và khả năng tập trung cao khi học tập cho trẻ. Cha mẹ cần bổ sung thường xuyên lượng DHA cần thiết cho trẻ.
Bổ sung DHA cho trẻ thông qua thực phẩm hàng ngày là cách tốt nhất. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng khác. Hoặc bổ sung DHA từ kẹo dẻo vitamin đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các thực phẩm giàu DHA dành cho bé
Trẻ sẽ nhận được nguồn DHA dồi dào từ những thực phẩm sau:
- Cá béo các loại: Cá hồi, cá thu, cá chép, cá mòi,… đều chứa hàm lượng DHA rất tốt nhưng cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải (khoảng 300g mỗi tuần) để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
- Lòng đỏ trứng: Đây là thực phẩm giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Cần ăn trứng chín hoàn toàn để giữ được lượng DHA tốt nhất, không ăn trứng luộc lòng đào hoặc đánh bông.
- Các loại hạt: Bạn có thể cho trẻ ăn quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng… trong bữa phụ để bổ sung DHA tốt cho mắt và trí não. Sữa từ các loại hạt này cũng rất tốt, được cung cấp từ sữa hạt giúp trẻ bổ sung nhiều dưỡng chất khác ngoài DHA.
- Rau xanh: Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ, cải xoong, bí đỏ, bắp cải… rất giàu DHA cho trẻ. Cần mua rau sạch, không tồn dư chất bảo quản, chế biến đúng cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Những lưu ý cần biết khi bổ sung DHA cho trẻ
- Sử dụng thuốc bổ sung DHA cho trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và thông tin ghi trên nhãn, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc dùng kéo dài quá thời gian quy định. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển các chức năng cơ quan, tác dụng của thuốc và thực phẩm chức năng sẽ nặng nề và khó khắc phục hơn.
- Có rất ít trường hợp trẻ gặp phải tác dụng phụ khi bổ sung DHA, tuy nhiên tình trạng dị ứng vẫn có thể xảy ra và cần được xử lý tốt. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng với DHA bổ sung như khó thở, sưng mặt, đau lưỡi, nhịp tim không đều , đau thắt ngực, phát ban, sốt, ớn lạnh…
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung DHA cho trẻ có vấn đề về sức khỏe như: rối loạn nhịp tim, suy giáp, bệnh gan… Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bổ sung DHA. .
- Bảo quản DHA nên để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Bảo quản viên DHA trong phòng tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh có thể làm thay đổi thành phần, không tốt cho trẻ. Dù là thực phẩm bổ sung cho trẻ nhưng cha mẹ cần bảo quản hộp tránh để trẻ lấy quá nhiều hoặc sử dụng không đúng cách.
Cách bổ sung DHA tốt nhất cho bé
Để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc sức khỏe cho bé nói chung và cách bổ sung DHA tốt nhất cho bé, các bậc cha mẹ có thể tham khảo ngay các kiến thức và thông tin cực hữu ích với Fitobimbi.
Fitobimbi.vn không chỉ là một nền tảng cung cấp thông tin, mà còn là nơi mang đến cho các bé những sản phẩm chăm sóc hỗ trợ sức khỏe tốt nhất, được làm hoàn toàn tự thiên như, đảm bảo an toàn tuyệt đối và hiệu quả cao đối với các bé.
Đến với Fitobimbi để tìm các giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bé nhà mình nhé!
Thông tin liên hệ:
- Website: https://fitobimbi.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/fitobimbi.vn
- Phân phối bởi Công ty cổ phần dược phẩm Delap
- Trụ sở chính: Biệt thự số L09, lô đất L11, Khu đô thị mới Dương Nội, P.Dương Nội, Q.Hà Đông, Hà Nội
- Văn phòng: Tầng 6, Tòa nhà Viwaseen, số 48 Phố Tố Hữu, P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 024.38.80.2288
Như vậy, DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng, ngoài sữa mẹ bổ sung thì thức ăn hàng ngày và các thực phẩm bổ sung khác đều cần thiết. Hy vọng với những thông tin trên, cha mẹ đã biết nên bổ sung DHA cho trẻ khi nào để trẻ có sức khỏe và trí thông minh tốt nhất.