Chúng ta vẫn luôn nghe qua những câu nói như “gieo nhân nào thì gặt quả nấy” hay “ở hậu gặp hậu, ở bạc gặp bạc”. Luật nhân quả trong cuộc sống này mặc dù không thể chứng minh bằng khoa học nhưng chúng ta có thể chiêm nghiệm bằng những trải nghiệm của bản thân. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về luật nhân quả.
Tổng quan về luật nhân quả trong cuộc sống
Nhân quả là gì?
Nhân quả trong chữ Hán, chữ nhân: có thể hiểu theo nghĩa là hạt; còn quả: có nghĩa là trái, gồm chung hai chữ nhân quả lại nghĩa đen của nó là hạt và trái. Hạt giống nào sẽ cho trái nấy, không thể nhận lại trái khác được.
Trong giáo lý nhà Phật, “quy luật nhân quả” chính là sự tồn tại của một cách khách quan không phải do Phật đà quy định hay tự tạo nên. Vì vậy, trong thực tế cuộc sống, những điều xảy ra đều chịu sự chi phối của luật nhân quả nhưng đôi khi chúng ta không để ý. Đức Phật chỉ đem quy luật ấy nói cho mọi người biết, tức ngày đến phật tử hay Đức Phật cũng không thoát khỏi quy luật này.
“Nhân quả”: Là quy luật mà mỗi chúng ta cần nên biết và hiểu rõ vì quy luật này sẽ quyết định tiến trình luân hồi và sự chuyển biến của chúng ta. Những điều mà chúng ta tạo ra trong vũ trụ này chính là sự gắn liền với cuộc đời cũng như sinh mệnh của chính chúng ta. Điều ngày hôm nay chính chúng ta làm sẽ quyết định về tương lai về sau “Thiện” hay “Ác” đó chính là sự quyết định của chúng ta lựa chọn. Điều đó làm nên chính cuộc đời mình trong tương lai.
Luật Nhân quả trong cuộc sống là gì?
Theo sự vận hành tự nhiên và của cả vạn vật vũ trụ thì nhân quả không phải do Trời, Phật hay một đấng tối cao nào tạo lập và cũng không một ai trong chúng ta có thể can thiệp vào được. Từ xa xưa đến đến ngày nay, vốn dĩ đã như vậy và chúng ta không một ai có thể thay đổi được. Ông bà ta vẫn luôn có câu “Ở hiền thì gặp lành, muốn ăn quả ngọt chúng ta cần phải gieo được mầm tốt”. Một người ở thế gian gây ra tội ác có thể không lọt lưới với pháp luật nhưng chắc chắn rằng không thể thoát được báo ứng.
Thật ra nhân quả nghe thật sự rất sâu xa, hàng phàm phu chúng ta không dễ gì có thể hiểu rõ được mà ngay cả chính cảnh giới của Bồ Tát vẫn có thể chưa thể thấu suốt. Kinh Phật có dạy: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Làm việc gì Bồ Tát cũng sợ lỗi lầm, vì thế trước khi muốn làm một gì luôn luôn cân nhắc trước rồi mới làm để tránh những hậu quả khó lường về sau.
Với chúng sinh phàm phu thì hoàn toàn ngược lại, có thể vẫn biết sai ở đó nhưng vẫn cố tình làm vẫn đi ngược lại với luân thường đạo lý để rồi gây ra bao ác nghiệp để rồi phải chịu cảnh đọa lạc trầm luân khắp nẻo khổ đau của sự luân hồi.
Trong kinh Phật có dạy: “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không”.
Thăng lên hay đọa lạc, phàm phu hay thành Phật cũng không thể tránh ngoài Nhân quả.
Trong cuộc sống thường ngày, khi chúng ta đang làm một việc gì đó, nói lên hay thậm chí chỉ suy nghĩ thì chính chúng ta đang gieo nhân tức ta đang tạo ra nghiệp. Và dựa vào cái “nhân” đó thiện hay ác thì sẽ tạo nên nghiệp thiện hay nghiệp ác không giống nhau.
Kết quả buồn, vui sướng hay khổ đấy chính là báo ứng giống như câu ta từng nghe “Thiện có thiện báo, ác giả ác báo”. Và cái thiện sinh ra như nào thì tạo ra cái phúc như thế và ngược lại cái ác như nào thì sẽ nhận lại tương tự như vậy.
Con người khi sinh ra ở chỗ nào, và khi chết đi sẽ đi về đâu là do chính cái nghiệp tự tạo ra trước đó chi phối. Nghiệp cũng giống như hạt giống, hay tin tức được cất giữ trong nhà kho, phật gọi là thức thứ tám hoặc tàng thức có tác dụng vận chuyển những điều thiện ác từ thời trước (quá khứ) của một con người đến kiếp sống hiện tại của người đó.
Vì vậy cũng có thể nói rằng, nghiệp nhân cho đến quả báo, từ quả báo cho đến nghiệp nhân tất cả cứ thế lưu chuyển luân hồi, liên tục và không bao giờ ngừng nghỉ. Những niềm vui sướng hay buồn khổ, thế vận hưng thịnh hay suy thoái trong cuộc sống mỗi con người hiện tại cũng đều sinh ra cái nghiệp của người đó tạo ra từ trước.
Những điều đã làm khi nhưng chưa nhận được “quả” thì không thể tự mất đi mà nó được ghi lại, được lưu truyền lại, đợi đến khi cơ duyên đến thì mới sinh ra quả. Họ phải tự chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm. Vì vậy, kinh phật có dạy: “tự làm tự chịu, cùng làm cùng chịu”. Và ngược lại nếu không tạo tác ra nghiệp nhân thì cũng không nhận được kết quả tương ứng. Nghiệp ấy được gọi là nghiệp thiện và nghiệp ác.
Nắm rõ luật nhân quả để có cuộc sống bình an, ý nghĩa
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đều một lần đã nghe đến luật nhân quả. Và nếu con người nắm được rõ luật nhân quả thì mỗi người có thể dừng nghiệp ác, xấu và chuyển nghiệp tức là con người có thể chấm dứt dòng nghiệp lực, và chuyển đổi số mệnh cũng như chuyển hóa cuộc đời khổ đau của mình, tích cực gieo các nghiệp lành thì tất nhiên sẽ gặt các quả báo lành.
Luật nhân quả thúc đẩy con người luôn sống trong đạo đức
Con người chúng ta thường bị tam nghiệp thân khẩu ý sai khiến, lôi cuốn cho nên gây ra không biết bao nhiêu là sự đau khổ trên thế gian này cho chính mình và cho cả những người chung quanh ta.
Nếu con người nắm rõ, tin sâu hiểu biết được luật nhân quả, cộng thêm ý chí giác ngộ mạnh mẽ thì chắc chắn con người có thể dừng tạo nghiệp và chuyển nghiệp, thì luật nhân quả thúc đẩy con người luôn sống trong đạo đức nâng cao giá trị và nhân phẩm của con người tránh điều ác, làm mọi điều lành và giữ tâm ý trong sạch, nếu được hiểu sâu rộng, tường tận và đem thực hành áp dụng vào cuộc sống hằng ngày chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho bản thân cho gia đình và xã hội.
Theo quy luật nhân quả ai làm người nấy chịu
Theo quy luật nhân quả thì ai làm người nấy hưởng, ai làm người nấy chịu. Đó chính là sự công bằng tuyệt đối còn gọi là biệt nghiệp tức là nghiệp riêng của mỗi người. Thường thường, chúng ta hay thấy rằng gieo nhân nào thì gặt quả nấy, một cách nhãn tiền. Những người hiện đang gieo nhân ác, tạo nghiệp thì hậu quả xấu sẽ chưa kịp sinh ra, vì hiện tại đang được thụ hưởng phước báo lành do nghiệp nhân tốt đã gieo trồng trong quá khứ.
Khi hưởng hết phước báu rồi thì con người bắt đầu trả nghiệp báo tai nạn triền miên, tán gia bại sản hay chết thê thảm. Cũng giống như các vị quốc vương, hay tổng thống bị đảo chánh và ám sát, các tay tài phiệt bị phá sản phải tự tử cho thấy rằng luật nhân quả không chừa bất cứ ai, không có một ai ngoại lệ và không hề sai chạy.
Sự linh ứng khủng khiếp đến từ Quả Báo
Mọi chuyện chúng ta đã và đang làm dù nó tốt hay xấu, dù vô ý hay cố tình, ta sẽ được nhận lại một cách sòng phẳng không thiếu sót khi hội đủ Nhân duyên.
Đó chính là quả báo sự đền trả lại những gì chúng ta đã tạo ra ảnh hưởng cho người khác. Hay được hiểu theo nghĩa đơn giản: Ta làm gì, cho ai, sẽ được nhận lại, đáp trả lại y như thế. Không trước thì sau. Không sớm thì muộn. Không kiếp này, sẽ kiếp khác.
Có 3 loại quả báo:
- Hiện báo: Là quả báo phải chịu trong đời hiện tại đối với những hành vi mà chúng ta đã gây từ nhiều đời trước hay gây ra đời này.
- Sinh báo: Là quả báo phải chịu trong đời sau do chính hành động của chúng ta làm trong đời này.
- Hậu báo: Là qua nhiều đời nhiều kiếp sau khi đủ duyên thì mới trả quả báo.
Các loại quả báo trên cũng có thể giải thích cho chúng ta hiểu được rằng trong đời sống hiện tiền có những người rất hiền lành tốt bụng mà cứ gặp điều không may hay khiến cho họ chịu đau khổ triền miên, đó đều là do những kiếp trước họ đã gây nên nghiệp xấu vì thế đến đời này đủ duyên họ phải trả đó được gọi là “hiện báo”, còn những nhân lành họ làm đời này có thể họ sẽ được hưởng phước ở đời sau gọi là “sinh báu”.
Những người sống ở trên đời này có những hành động ác, làm người khác đau khổ mà vẫn sống trong sung sướng hay gặp nhiều may mắn, đó có thể trong nhiều đời hay kiếp trước họ tạo nhiều nghiệp lành nên đời này họ được hưởng phước, riêng những điều họ làm ác ở đời này thì họ sẽ phải trả ở những đời, những kiếp sau gọi là “hậu báu”.
Luật nhân quả tác động thông suốt đến cả ba đời
Con người, ngoài đời sống của hiện tại thì đã đi qua đời sống khứ nhiều vô lượng và sẽ sống những đời sống vị lai nhiều vô lượng. Đời sống của hiện tại mà đem so với vô số đời sống quá khứ và vô số đời sống vị lai thì thật sự là bé nhỏ, quá ngắn ngủi và không đáng kể. Định luật nhân quả sẽ quán xuyến đến cả ba đời. Việc thụ báo sẽ lần lượt diễn biến theo thứ tự. Nghiệp lực nhỏ đến lớn, nhẹ hay nặng sẽ quyết định thứ tự và mức độ thụ báo khác nhau.
Đời này ta làm thiện làm nhiều điều ác vị tất phải chịu báo trong đời này. Nếu đời này, ta chịu khổ được vui vị tất đã do nghiệp nhân tạo ra trong đời này. Hơn phân nửa chuyện xảy ra trong cuộc đời này là quả báo của nghiệp nhân chính mình tạo ra ở đời sống trước. Hầu hết việc làm trong đời này sẽ phải chờ tới đời sau mới có quả báo. Nếu nhìn suốt cả ba đời thì chắc chắn không còn thắc mắc gì nữa đối với luật nhân quả.
Tổng kết
Qua bài viết này sẽ giúp hiểu rõ về luật nhân quả trong cuộc sống, không làm điều ác, tích cực làm nhiều điều lành để tránh nhân quả về sau. Hiểu được đạo lý về Nhân quả, chúng ta sẽ sống tự tại và an lạc hơn chính trong cuộc sống hôm nay vì chúng ta sẽ không lầm nhân quả và biết chấp nhận tất cả những gì không may đến với mình.
Qua đó, chúng ta biết sám hối và vươn lên nỗ lực tu tập, tích cực làm việc thiện lành hơn nữa thì tương lai chắc chắn sẽ rất tốt đẹp. Có ai đã từng nói “Nhân quả không sai được”. Nên khi chúng ta đang khổ thì phải hiểu rằng: mình đang phải trả quả của những nghiệp xấu mà bản thân đã gây ra. Nếu không hiểu điều đó thì sẽ đi trách móc người khác gây khổ cho chính mình”. Mong rằng, các bạn hãy suy ngẫm lời nói này với nhân quả ba đời thật là vô cùng bổ ích mỗi kiếp người, đối vật và gặp trắc trở trong cuộc sống.