Thế giới Phật pháp luôn ẩn chứa nhiều điều tâm linh, sự tích huyền bí về đức Phật, về Bồ tát luôn khiến con người nhiều đời sau phải tò mò và muốn tìm hiểu tường tận vì các Ngài cũng từng là con người. Vậy Địa Tạng Vương bồ tát là ai? Ngài đã vượt qua khổ ải của tiền kiếp nhân gian gì? Tu thành Phật để độ cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu điển tích về ngài và cách thỉnh tượng này như thế nào?

Địa Tạng Vương bồ tát là ai?

Theo Phật giáo Đại thừa, Địa Tạng Vương bồ tát là một trong sáu vị đại bồ tát quan trọng cùng với năm vị còn lại là Phổ Hiền bồ tát,  Văn Thù bồ tát, Đại Thế Chí bồ tát, Quan Thế Âm bồ tát và Di Lặc Di bồ tát.

Địa Tạng Vương bồ tát được nhiều người tôn thờ, chủ yếu là trong Phật Giáo Đông Á.

Danh hiệu Địa Tạng Vương bồ tát có ý nghĩa là an nhẫn, tư duy sâu xa, bất động như đại địa, kín đáo tựa như kho tàng bí mật. Địa Tạng Vương bồ tát được biết đến là một vị bồ tát đại từ đại bi. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh tăm tối. Bồ tát lập đại nguyện tế độ cho tất cả chúng sinh cũng như đất là nơi nương tựa cho muôn sự muôn vật sinh sống nên gọi là địa. 

Địa Tạng Vương bồ tát lập đại nguyện phổ độ chúng sanh

Từ thủa nhỏ Ngài đã là người đức hạnh đến năm 24 tuổi thì xuất gia, dẫn theo bên mình là một con chó trắng tên Thiện Thính, cùng đi khắp chốn tìm nơi thanh tịnh để tu hành. Đi mãi rồi Ngài cũng chọn được núi Cửu Hoa dừng chân tại đây và thiền định trong suốt 75 năm.

Ở tuổi 99 Ngài tịch viên, vì đức độ nên nhục thân của Ngài vẫn nguyên vẹn 3 năm. Sau đó các đệ tử của Ngài đã đem nhục thân mang đến bảo tháp trên ngọn Thần Quang Lãnh để thờ cúng, hương nén cầu nguyện.

Tóm gọn lại, Địa Tạng Vương bồ tát là vị bồ tát cứu độ muôn vàn chúng sinh và bảo vệ trẻ em. Tương truyền từ xa xưa rằng, những đứa trẻ yểu mệnh bởi vấn vương cha mẹ, người thân nên chỉ quanh quẩn bên sông không bước qua cầu Nại Hà để đầu thai kiếp khác. Lúc này Đức Địa Tạng bồ tát sẽ xuất hiện để an ủi, giảng giải và giúp đỡ cảm hóa các em bé tạo công đức bước qua sông.

Giới tính Địa Tạng Vương bồ tát là gì?

Địa Tạng Vương bồ tát luôn vô cùng gần gũi với mọi chúng sinh từ địa ngục quỷ dữ, súc sinh cho đến những vong linh vừa rời trần thế, ngày giỗ ông bà cha mẹ, anh chị em, thân quyến quen thuộc thuộc,… Dù ở hoàn cảnh nào, tính khí ra sao ngài cũng hết mình cứu giúp để thoát được khổ nạn. 

Kiếp số luân hồi với nhiều thân phận

Chính vì kiếp sống luân hồi ấy, Ngài cũng trải qua nhiều kiếp số, có kiếp người là thân nữ nhi, có kiếp là thân nam nhân, có kiếp lại làm vua một nước,… Khi Ngài tu thành bồ tát Địa Tạng, ngài hy sinh bản thân để phát nguyện độ hết chúng sinh rồi mới trở thành Phật.

Trải kiếp tiền thân Địa Tạng Vương bồ tát

Theo như kiếp sống luân hồi và kinh Địa Tạng bồ tát Bổn Nguyện của Phật giáo, Ngài có 3 tiền thân cụ thể như sau:

Trưởng giả đức độ

Người đời truyền lại ở nhiều kiếp trước, ngài Địa Tạng có thân phận là một trưởng giả sống ở vùng phồn thịnh. Nhờ phước duyên đức hạnh, vị trưởng giả này được đảnh lễ và được nhận sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Trưởng giả lúc này đã phát đại nguyện rằng từ đây cho đến đời vị lai sau, ngài sẽ vì chúng sinh khổ cực mà giảng bày nhiều để chúng được giải thoát cực hạn. Sau khi hoàn thành đại nguyện, ngài được chứng thành Phật quả dưới sự cung kính tôn thờ của nhiều đời sau

Vị trưởng giả đức hạnh yêu thương chúng sanh

Nữ nhân thảo hiếu

Người con của Phật chắc hẳn đều không thể nào quên lời dạy về hình ảnh vị Mục Kiền Liên bồ tát nghĩa tử nghĩa tận xuống địa ngục cứu mẹ. Không ai khác đó chính là Địa Tạng Vương bồ tát. Thuở sinh thời, ngài chào đời trong một gia đình thuộc dòng dõi bà La Môn với thân phận nữ nhi. Vốn là người vô cùng tài đức vẹn toàn nhưng mẹ của ngài – bà Thanh Đề lại mang nhiều sát nghiệp trong người. 

Khi bà Thanh Đề chết đi, đã bị đày xuống tận 18 tầng địa ngục, phải chịu đủ mọi trừng phạt đau đớn cho những tội đã làm ở trần gian và bà không thể siêu thoát. Với lòng thảo kính của mình, Mục Kiền Liên đã đau lòng mà thiền định niệm Phật trước linh cữu bà nhiều ngày đêm. Hành động này đã cảm thấu đến chân tâm đức Phật. Chính vì thế, Phật chỉ cho Ngài một con đường cứu mẹ đó là vào ngày rằm tháng 7, Ngài cùng các chư tăng khác tổ chức một buổi lễ để cầu nguyện và hộ niệm thành tâm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Ngài. 

Nữ nhi thảo hiếu cha mẹ hết mực

Với lòng hiếu thảo to lớn ấy làm theo và cuối cùng mẹ Ngài cũng được giải thoát. Kể từ sự kiện đó, ngài được đức Phật Thích Ca nhận làm đệ tử. Với sự đức độ hơn người nên Ngài đã cầu xin với đức Phật nguyện xuống địa ngục đau khổ để cứu vớt chúng sinh, hi sinh bản thân với lời thề bao giờ địa ngục hết chúng sinh lầm than mới thành Phật.

Vị vua thánh hiền

Sau hai ấn bản thì ấn bản thứ ba về thân thế của Ngài là hoàng tử xứ Tân La (thuộc Nam Hàn ngày nay) tên gọi là Kim Kiều Giác. Sau này Ngài trở thành vị vua từ bi, thương yêu dân chúng,… Ngài có lối sống rất giản dị, thanh tịnh, đạm bạc, thích đọc sách Thánh hiền. Thế nhưng chúng sinh bấy giờ tạo nhiều nghiệp ác, dân chúng lầm than. Nên vị vua hiền đức đã phát nguyện trước Đức Phật, đức độ cho những kẻ tội khổ đều được an vui của một kiếp.

Vị vua thánh hiền thương dân như con sẵn sàng hi sinh mọi thứ

Địa Tạng Vương bồ tát sử dụng linh thú nào? 

Địa Tạng Vương bồ tát từ lâu đã mang bên người Đế Thính, đến khi thành Phật thì cưỡi trên lưng nó. Đế Thính được miêu tả là một con chó trắng, đây chính là loài linh thú hỗ trợ đắc lực để Địa Tạng Vương bồ tát thực hiện con đường cứu độ chúng sinh. Đế Thính khi trở thành linh thú thì có khả năng nghe thấy mọi điều thật giả, đúng sai trong Tam Thế, điều này giúp ngài Địa Tạng dễ dàng phân biệt tốt xấu.

Trích trong lời dạy Phật giáo, loài chó là hình ảnh đại diện cho nhị độc “Tham Sân”. Đồng thời cũng là loài vật nhạy cảm và thông minh vượt trội hơn nhiều loài khác. Chúng có thể vận dụng thính giác nhạy bén của mình để phân biệt đường đi chính xác. 

Linh thú Đế Thính thừa hưởng tài vẹn của Địa Tạng bồ tát biết nhận biết đúng sai

Trong cuộc sống hằng ngày của con người, chó vốn là loài động vật được nuôi trong nhà nên rất gần gũi với con người. Với thính giác tuyệt vời, chúng được giao cho nhiệm vụ trông giữ nhà, hỗ trợ phá án trong điều tra,… Chính vì vậy khi trở thành linh thú thì khả năng phân biệt đúng sai, thật giải của chúng là chính xác tuyệt đối.

Đề Thính là một con chó trắng, trong Phật pháp thì loài chó đại diện cho nhị độc “Tham Sân”. Chó vốn là loài động vật nổi tiếng nhạy cảm và thông minh hơn cả. Nhờ vào khả năng thính giác nhạy bén chúng có thể phân biệt được thật giả đúng sai. 

Ba đại nguyện lớn của Địa Tạng Vương bồ tát

Trong quá trình luân chuyển nhiều kiếp để cứu độ chúng sinh, truyền bá Phật pháp đi muôn phương, Địa Tạng Vương Bồ Tát có 3 đại nguyện lớn.

Một là, trong vô lượng nhiều kiếp về trước, ngài là một vị trưởng giả của vùng đất trù phú, khác với nhiều trưởng giả khác nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng trông thấy, được đảnh lễ và nhận sự chỉ dạy của Đức Phật, vị Trưởng giả này đã có phát đại nguyện đầu tiên: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi nguyện vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng được giải thoát hết thảy, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả”.

3 đại nguyện lớn cùng lòng thương chúng sinh nơi trần gian và địa ngục

Hai là, vô lượng kiếp về thuở quá khứ, ngài Địa Tạng hóa kiếp là một thiếu nữ có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Ngài lại là người rất ác, tạo vô số nghiệp đời. Khi mạng chung, bà bị trừng phạt và bị đọa vào địa ngục. Ngài đau xót và tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ thoát khỏi và nhờ phước duyên cúng một vị A La Hán, đức Phật này đã cho biết rằng, mẹ của người đã thoát khỏi cảnh địa ngục và sinh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu nhiều quả báo về sau đó là hạ sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, số lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sinh có cùng cảnh ngộ, Người đã đối trước đức Phật phát nguyện lần hai: “Từ ngày nay về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà có hàng chúng sinh bị tội khổ nơi địa ngục với ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sinh, làm cho hết thảy đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ… Những kẻ mắc phải tội báo như thế tu kiếp  thành Phật cả rồi, tôi mới thành bậc Chánh Giác”.

Ba là, thuở ngài Địa Tạng là một vị vua rất mực từ bi, thương dân, yêu nước như con… nhưng chúng sinh lại tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã đưa ra lời phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho họ an vui với chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nhất quyết chưa chịu thành Phật”.

Ý nghĩa bức tượng Địa Tạng Vương bồ tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị bồ tát thánh hiền được nhiều Phật tử tôn kính, thờ phụng nhất là Phật tử ở Đông  Á. Rất nhiều chùa và  Phật tử quan tâm đến ý nghĩa của việc thờ tượng tiền kiếp của Địa Tạng Vương bồ tát và văn khấn Địa Tạng Vương bồ tát.

Ý nghĩa tượng của Địa Tạng Vương bồ tát thánh hiền

Tượng đồng Địa Tạng Vương bồ tát có tay trái cầm như ý châu, tay phải cầm tích trượng với 6 vòng đều tượng trưng cho lục đạo luân hồi. Với ý nghĩa chính là tượng trưng cho tâm hướng đến cứu độ tất cả chúng sinh của ngài trên thế gian này. Sứ mệnh của Ngài  là để cứu độ mọi chúng sinh từ trong đời thực cho tới địa ngục đau khổ. 

Bên cạnh đó, bức tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương còn mang ý nghĩa xâu xa hơn cả, là biểu tượng thể hiện tâm địa bên trong của mỗi con người. Địa nghĩa là mặt đất, Tạng có nghĩa là dung chứa. Mặt đất có thể chứa muôn loài vạn vật thì tâm của con người cũng vậy. Tâm địa của con người có thể dung chứa cả cái thiện lẫn cái ác.

Ý nghĩa sâu xa tượng hình của Địa Tạng bồ tát

Bên cạnh ý nghĩa lớn lao của việc cứu độ hết thảy chúng sanh trong lục giới của tượng Địa Tạng Vương bồ tát còn mang ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa. Đó chính là biểu tượng cho tâm địa của mỗi con người chúng ta. Địa có nghĩa hiểu là mặt đất, Tạng có nghĩa hiểu là dung chứa. Mặt đất có thể dung chứa hết thảy vạn vật, thì tâm con người cũng vậy, cũng dung chứa cả thiện lẫn ác. 

Địa Tạng bồ tát nguyện hi sinh thân mình cứu độ mọi chúng sinh đang đau khổ lầm than trong địa ngục mới thành Phật, cũng như người tu hành chân chính nguyện chuyển hóa tất cả khả năng để chuyển hóa những hạt giống xấu ác trong tâm thành lương thiện, như vậy cũng đã là thành Phật trong tâm thức.

Địa Tạng bồ tát có phải là Đường Tam Tạng

Hiện nay, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa Địa Tạng bồ tát và Đường Tam Tạng. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có thể là do tượng của hai vị bồ tát được khắc họa có phần giống nhau và pháp danh nghe cũng dễ lẫn lộn.

Địa Tạng bồ tát không phải là Đường Tam Tạng

Thế nhưng, Địa tạng Vương bồ tát không phải là Đường Tam Tạng. Trong thực tế, hai vị bồ tát này này có danh hiệu và cuộc đời luân trải là hoàn toàn khác nhau. Đường Tam Tạng, người được gọi với tên thân quen hơn là Đường Tăng. Ngài là người đã trải qua 81 kiếp nạn tai ương với bốn đồ đệ của mình là: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Người đã không màng sinh tử để đến Thiên Trúc thỉnh kinh Phật về quê nhà để độ giúp chúng sinh rồi mới thành Phật.

Đường Tăng là nhân vật có thật và được ghi chép trong lịch sử. Tiền thân của ngài chính là Huyền Trang, người có công lớn to lớn trong việc phát triển kinh Phật, nâng cao vị thế của đạo Phật.

Tổng kết

Nhờ những lần hóa kiếp hi sinh đức độ của Địa Tạng Vương bồ tát mà dân chúng bớt lầm than, khổ ải của kiếp người cũng như khi rơi xuống âm ti 18 tầng địa ngục. Là người con của Phật tử, chúng ta hãy cùng tôn vinh thờ kính hết lòng với Ngài.