Phỏm hay Bài Phỏm là một kiểu chơi bài khá phổ biến ở Việt Nam và thường được chơi dịp Tết hoặc trong các đám cưới. Nếu bạn chưa biết phỏm là gì hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết này nhé
Phỏm là gì?
Theo wiki: Phỏm (tên khác: ù, tá lả) là cách chơi bài của Việt Nam, dùng bộ bài tú lơ khơ, với số lượng người chơi từ 2-4 người. Phỏm cũng là một loại game bài có lịch sử lâu đời như một trò chơi dân gian được ưu thích khi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn 52 lá cơ bản. Đây là trò chơi đòi hỏi sự thông minh, nhớ quân bài, tính toán một cách tỉ mỉ chi tiết
Để có thể chiến thắng được trong bài phỏm thì người chơi cần phải thông minh tinh ý cùng với sự kết hợp với kinh nghiệm chơi bài, đoán hướng đi bài của đối thủ và cộng với sự may mắn của bản thân nữa.
Nguồn gốc bài phỏm
Phỏm xuất hiện vào cuối thế kỷ XX được cho là bắt nguồn tại thôn Xuân Thụ, Từ Sơn, Bắc Ninh. Tục truyền rằng các cụ ở làng trong lúc chờ đánh tổ tôm đã sáng tạo ra bộ môn phỏm. Trong lúc các cụ bàn về luật chơi thì có người hầu quê Ba Vì học lỏm được, đem về truyền bá rộng rãi cho xứ Kinh Bắc.
Nhiều người tin rằng nó được nhập khẩu từ Trung Quốc. Hầu hết những người còn lại đều tin rằng phỏm được du nhập từ phương Tây. Chính bài phỏm, thuốc lá và rượu từ Pháp mang sang đã đầu độc người dân. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác nhận được thông tin nào là chính xác. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Phỏm có một sức hấp dẫn mạnh mẽ và được nhiều người yêu thích.
Các lá bài quy định trong chơi phỏm
Bộ 52 lá bài, mỗi lá bài gồm 2 phần số và chất, VD: 5♥ phần số là 5 và phần chất ♥ (Cơ).
Phần số của quân bài được tính thành số điểm và được đánh hạng điểm theo số như sau: K (Ka13 điểm) > Q (Quy 12 điểm) > J ( Gi11 điểm) > 10 > 9 > … > 3 > 2 > A (1 điểm).
Luật chơi phỏm
Thuật ngữ trong bài phỏm
- Có 2 quân liền nhau hoặc cùng hàng để chuẩn bị tạo phỏm (cần 1 quân nữa) gọi là “cạ”.
- Ai không có phỏm bị “móm”.
- Ai đạt 0 điểm hoặc có 3 phỏm gọi là “ù”.
- Ù khan: Thuật ngữ này được quy định tùy người chơi, một trong số các nghĩa của nó là chỉ việc 1 người chơi mà bài trên tay người chơi đó không thể sắp xếp thành cạ.
- Phỏm gồm các quân cùng một hàng là “phỏm ngang”: 3 quân J, 4 quân 10, 3 quân K vv…
- Phỏm gồm các quân liền nhau gọi là “phỏm dọc”: J♦-Q♦-K♦, A♠-2♠-3♠, 8♥-9♥-10♥-J♥ vv…
- Quân chốt hạ: quân cuối cùng của vòng đánh thứ 3
- Né hạ: người chơi khi đánh hết 4 quân thì phải hạ phỏm. Thông thường ai cũng muốn hạ sau để có cơ hội “gửi quân” vào bài người khác nhằm hạ điểm. Khi có một người trong lượt đánh đó ăn quân khiến quân bài đã đánh ra được di chuyển sang người khác, làm giảm số quân hiện có nên người này chưa phải hạ bài, gọi là được né hạ.
- Vỡ nợ: Một người có “cạ” gồm những quân bài cao điểm như J, Q, K, muốn chờ tới cuối bài hi vọng bốc hoặc ăn được 1 quân phù hợp để có phỏm nhưng cuối cùng không được, phải hạ bài với số điểm cao do những quân bài đọng lại đó tạo ra, gọi là vỡ nợ. Người đọng bài cao nhiều thường điểm cao và rất ít khi về nhất.
- Đền: Bị đối phương bên cạnh ăn 3 quân bài
- Ù tròn: Số quân trong phỏm vừa hạ là 10.
Xếp bài trong chơi phỏm
- Rác (hay bài lẻ): bài rác là những lá bài riêng lẻ không thể kết hợp với lá bài khác theo “giá trị” hay “độ ưu tiên”. ví dụ: ♥2 || ♠Q || ♦4. Nếu hai lá bài rác đã có tiêu chuẩn của một phỏm thì được xếp thành “cạ”.
- Ba/bốn lá (hay phỏm ngang): là sự kết hợp của ít nhất ba lá bài có cùng giá trị. ví dụ: ♠4♦4♥4 || ♠K♦K♣K || ♥2♠2♦2
- Sảnh (hay dây, phỏm dọc): là sự kết hợp của ít nhất ba lá bài có cùng chất và có giá trị liên tiếp nhau. ví dụ: ♣4 ♣5 ♣6 || ♥6 ♥7 ♥8 ♥9 ♥10 || ♠8 ♠9 ♠10 ♠J
Ai không có bộ ba lá hoặc sảnh nào trong trò này khi hạ bài (nếu vẫn có cạ) thì người đó bị “móm”.
Chia bài người chơi trong bàn:
Bộ bài 52 lá, mỗi người được chia 9 lá, riêng người đánh đầu được chia 10 lá, các lá bài còn lại sẽ xếp chồng để trên bàn.
Cách Đánh bài trong chơi phỏm
- Quyền đánh trước: Ván khời đầu là ngẫu nhiên, các ván tiếp theo người về nhất ở ván trước sẽ được đánh trước.
- Bốc bài: Bốc một lá trên bàn.
- Ăn bài: Ăn một lá bài rác người trước vừa đánh.
- Ăn chốt: Ăn lá bài rác cuối cùng của người trước vừa hạ.
- Tái phỏm: Người chơi đã hạ phỏm rồi, nhưng do có trường hợp bị ăn chốt nên vẫn được đánh tiếp.
Kết thúc ván chơi Phỏm
Sau khi ván bài kết thúc, mỗi người sẽ tính điểm của mình bằng cách cộng điểm của tất cả các quân bài với quân J=11, Q=12, K=13 và A=1. Các quân bài còn lại có số điểm tương ứng với số của quân bài. Đối với ván bài 4 người, người ít điểm nhất sẽ về nhất, tiếp đó là người có điểm thấp nhì, thấp ba và cao nhất. Trường hợp có nhiều người có điểm bằng nhau, người hạ bài trước sẽ được ưu tiên về bài trước người hạ sau. Người bị móm (hay cháy) thì xem như về vị trí cuối (vị trí thứ tư hay “bét”). Nếu trong ván bài có một người ù, thì người đó ngay lập tức về nhất và 3 người còn lại bị thua như nhau (không phân hạng). Đối với ván 3 hoặc 2 người, cách xếp thứ hạng được thực hiện tương tự.
Kết quả phân định thắng thua khi chơi Phỏm
- Sau khi đã hạ phỏm, người chơi sẽ cộng điểm các lá bài rác. Ai ít điểm nhất sẽ thắng.
- Ù: Thắng tuyệt đối, đạt 0 điểm.
- Móm: Không có phỏm nào, nếu 2 người cùng số điểm hoặc cùng móm: Ai hạ trước sẽ thắng.
Tính tiền – điểm trong chơi Phỏm
- Ăn bài: Người chơi ăn lá bài thứ nhất hoặc thứ 2 của đối phương vừa hạ sẽ được cộng 1 cược
- Bị ăn bài: Người chơi bị đối thủ ăn lá bài vừa hạ ở lần 1 và lần 2 sẽ bị mất một cược.
- Ăn chốt: Ăn lá bài hạ cuối được cộng 4 cược.
- Bị ăn chốt: Người bị ăn chốt sẽ phải đền 4 cược cho người ăn.
- Ăn tái phỏm: Trường hợp bị ăn chốt nên hạ phỏm rồi vẫn được bốc bài hoặc ăn tái phỏm (giống Ăn chốt)
- Gửi tái: Sau khi bốc tái hoặc ăn tái, trước khi hạ bài người chơi vẫn có quyền gửi các lá bài rác hợp phỏm với người đã hạ trước.
- Ù: Người khác phải đền 5 cược cho người Ù
- Móm: Bị trừ 4 cược
Luật đền – Ù đền – Đền làng
- Một người chơi để cho đối phương ăn 3 lá bài dẫn đến Ù, người chơi đó sẽ phải đền Ù cho cả làng.
- Khi một người ăn cây chốt mà trong vòng hạ bài cuối đó có một người Ù thì người được ăn chốt đó phải đền Ù cho cả làng.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu bài phỏm là gì rồi. Hy vọng với những kiến thức này bạn sẽ khám phá một trò chơi thường được chơi nhiều nhất vào dịp Tết