Trong nửa cuối thế kỷ 20, Việt Nam là một
quốc gia nghèo, đông dân, bị tàn phá bởi những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm
kéo dài nhiều năm. Nền kinh tế vào đầu những năm 1980 rơi vào tình trạng suy
thoái trầm trọng do hậu quả chiến tranh, do mất nguồn viện trợ kinh tế từ các
nước xã hội chủ nghĩa và do sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá
tập trung.
Trước bối cảnh đó, Nhà nước Việt Nam chính
thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã
có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi
từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa
dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội
nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng
nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước từ 1986-2005
Tốc độ
tăng tổng sản phẩm
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
Trong
nước
4,4
8,2
7,0
7,5
Cụ thể:
- Nông,
lâm nghiệp và thủy sản
4,1
4,42
3,8
- Công
nghiệp và xây dựng
12,0
10,6
10,2
- Dịch
vụ
8,6
5,69
7,0
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu rất quan trọng.
+ Giai đoạn 1986-1990, GDP tăng 4,4%/năm,
phục hồi sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, đổi mới đời sống kinh
tế xã hội và giải phóng sức sản xuất.
+ Giai đoạn 1991-1995, khắc phục tình trạng
trì trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và tương
đối toàn diện.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ
1991-1995 tăng 8,2%.
+Giai đoạn 1996-2000, đây là thời kỳ quan
trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong
giai đoạn này, Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn bên ngoài mà điển hình nhất
là cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế khu vực (giữa năm 1997 đến năm 1999); Và
khó khăn bên trong là thiên tai nghiêm trọng liên tiếp gây ra những tác động
tiêu cực, đặt nền kinh tế đất nước trước những thử thách quyết liệt. Mặc dù vậy
tổng sẩn phẩm trong nước vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khoảng GDP 6%/năm.
+Giai đoạn 2001-2005, kinh tế tiếp tục tăng
trưởng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
bình quân 7,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng
10,2%; dịch vụ tăng 7%. Qui mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005
đạt 838 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng
10 triệu đồng (khoảng 640 USD).
Bảng 3: Các mức
tăng trưởng bình quân GDP (%/năm) từ 2001-2005
Cơ cấu các ngành kinh tế đã từng bước chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trong
từng ngành, từng vùng làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển.
Bảng 4: Cơ cấu
các ngành kinh tế trong giai đoạn từ 1986-2005
Năm
Tỷ
trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP (%)
Tỷ
trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP (%)
Tỷ
trọng dịch vụ trong GDP (%)
1986
38,1
28,9
33
1990
38,7
22,7
38,6
2000
27,2
28,8
44,0
2005
20,9
41
38,01
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Cơ cấu ngành
Trong từng nhóm ngành, cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước gắn với thị trường trong nước và
xuất khẩu.
a)Công nghiệp
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có chuyển
biến tích cực. Sản xuất công nghiệp đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công
nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Một số ngành cơ khí, đóng tàu đã đạt
trình độ khá. Chi phí sản xuất của một số sản phẩm và ngành công nghiệp đã có
chiều hướng giảm dần, chất lượng và sức cạnh tranh đã được nâng lên. Tuy nhiên,
tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tác chưa cao (tỷ
trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tác tiếp tục tăng lên, giá trị sản
xuất của ngành từ 83% năm 2004 tăng lên 84,7% năm 2005; trong khi tỷ trọng của
ngành khai thác mỏ giảm từ 6,2% năm 2004 xuống còn 5,6 năm 2005). Những ngành có
hàm lượng công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin phát triển còn chậm, tỷ
trọng trong cơ cấu công nghiệp còn ở mức thấp so với khu vực; số lượng cơ sở
công nghiệp tăng nhưng quy mô phổ biến là nhỏ; trình độ kỹ thuật công nghệ
trong các doanh nghiệp còn lạc hậu; còn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, tỷ
lệ sử dụng nguyên liệu trong nước còn thấp, nên giá trị quốc gia của từng sản
phẩm chưa cao.
b)Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn
Trong nội bộ các ngành nông, lâm, ngư nghiệp,
cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm
từ 76,5% năm 2004 xuống còn 75,71% năm 2005. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành
thủy sản vẫn có xu thế tăng lên, từ 19,9% năm 2004 lên 20,85% năm 2005.
Hoạt động sản xuất của các ngành tiếp tục
phát triển nhờ áp dụng các loại giống có năng suất cao, tăng hiệu quả sử dụng
đất (như chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp, không ổn định sang những
mục tiêu sử dụng khác, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả và cây
công nghiệp, hiệu quả sản xuất đã tăng lên đáng kể.
c)Dịch vụ
Cơ cấu các ngành dịch vụ bắt đầu có sự thay
đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao, đa dạng
hoá các loại hình phục vụ… Thương mại nội địa được sắp xếp lại thuận lợi cho
buôn bán, mở rộng mạng lưới trao đổi, mua bán hàng hoá với thị trường nông thôn,
miền núi, đô thị.
Biểu 2: Cơ cấu
kinh tế
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Cơ cấu vùng
Cơ cấu vùng chuyển dịch theo hướng phát huy
các lợi thế so sánh. Ba vùng kinh tế trọng điểm bước đầu phát huy được tiềm
năng, lợi thế của mình, nhờ đó đã tăng trưởng khá nhanh và có những đóng góp
đáng kể. Một số kết quả đật được của các vùng kinh tế trọng điểm năm 2005 như
sau:
Thành
tựu đạt được
Mức
đóng góp
GDP
63,16%
Giá trị
gia tăng công nghiệp
70%
Kim
ngạch xuất khẩu
70%
Thu ngân
sách nhà nước
73%
Cơ
cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu các thành phần kinh tế đã có sự dịch
chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực doanh nghiệp Nhà nước, phát huy
tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh
tế hợp tác và các thành phần khác.
+ Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp
xếp, cổ phần hoá và đa dạng các hình thức sở hữu; các doanh nghiệp nhà nước sắp
xếp lại đều hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển với
nhiều hình thức đa dạng.
+ Kinh tế cá thể, tư nhân, phát triển khá,
nhất là trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tiếp tục có bước phát triển thực sự trở thành một bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%, nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu
của Việt Nam từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước đổi mới lên 26
tỷ USD năm 2004 và 32,23 tỉ USD năm 2005.
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng
từ 36,3% USD năm 1990 lên 166 USD năm 2000 và khoảng 390 USD năm 2005.
Biểu
3 : Tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 1986-2005
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Bảng
5: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ 1991-2005
Giai
đoạn
Tổng kim
ngạch xuất khẩu (%)
1991-1995
17,8
1996-2000
21,0
2001-2005
17,5
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
-
Sản phẩm xuất khẩu
Đến nay hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã
có mặt trên thị trường của trên 160 nước ở khắp các châu lục, đặc biệt là thị
trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canada. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển
dịch tiến bộ. Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm
dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm
2005, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản,
sản phẩm gỗ, điện tử và gạo. Trong đó, gạo, cà phê, hạt điều chiếm vị trí thứ 2,
hạt tiêu đứng đầu thế giới.
Bảng 6: Các
mặt hàng xuất khẩu chính
năm 2005
Các mặt hàng xuất khẩu chính
năm 2005
% tổng kim ngạch
Dầu thô
23
Hàng dệt
may
15
Giày dép
9,3
Thuỷ sản
8,5
Điện tử
máy tính
4,5
Gạo
4,3
Cao su
2,4
Cà phê
2,2
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Bảng 7: Các mặt
hàng nhập khẩu chính năm 2005
Các mặt hàng nhập
khẩu chính
năm 2005
% tổng kim ngạch
Máy móc,
thiết bị
14,2
Xăng dầu
13,5
Thép
8
Vải
6,5
Nguyên
phụ liệu dệt may da
6,3
Điện tử
máy tính
4,6
Phân bón
1,8
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Cơ cấu các mặt hàng có xu hướng gia tăng các
chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt
hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù
có sự tiến bộ như vậy, nhưng các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn
còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi một sự nỗ lực lớn hơn nữa để tăng nhanh các mặt
hàng công nghiệp xuất khẩu.
Hoạt động kinh tế đối ngoại đã có bước phát
triển mạnh mẽ, đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế
giới, đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ với các nước, các tổ chức tài
chính quốc tế. Những kết quả đạt được của Việt Nam trong hoạt động hội nhập của
minh như sau:
Năm
Những
điểm mốc quan trọng của Việt Nam
1992
Ký
các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU
1995
Gia nhập tổ chức ASEAN
1998
Tham gia APEC
2001
Ký hiệp định thương mại song phương Việt–Mỹ
2003
Tham gia
khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN
07/11/2006
Trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO
Chính
sách “đa dạng hóa, đa phương hoá” quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nếu như trước năm 1990,
Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước, thì ngày nay nhờ thực hiện chính
sách đối ngoại rộng mở, làm bạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên
cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước
trên thế giới, ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương với trên
80 quốc gia, thực hiện chế độ tối huệ quốc với trên 70 quốc gia và vùng lãnh
thổ, trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, công nghệ cao và thị
trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á.
Quan hệ hợp tác, đầu tư nước ngoài trước đổi
mới, chủ yếu là thông qua hình thức vay dài hạn theo Hiệp định chính phủ, đã
chuyển hẳn sang khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp dưới
nhiều hình thức, đồng thời tiếp tục tranh thủ tài trợ phát triển của các nước và
các tổ chức tài chính quốc tế.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban
hành tháng 12 năm 1987 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu
tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Thời kỳ 1996-2000, tổng số vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đã lên đến 24,6 tỷ USD, tăng 30% so với 8
năm trước đó. Vốn đã đưa vào thực hiện khoảng 10 tỷ USD (theo giá 1995), gấp 1,8
lần.
Biểu
4: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Trong bối cảnh dòng luân chuyển vốn bị hạn
chế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thu hút vốn, nhưng do môi trường
đầu tư tiếp tục được cải thiện thông qua việc sửa đổi bổ sung các chính sách vào
năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn
để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm
và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Trong 5 năm
2001-2005, tổng vốn đăng ký vẫn đạt 20 tỷ USD, vượt 39% mục tiêu đề ra (15 tỷ
USD) và tổng vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ uSD vượt 30% mục tiêu.
Từ tháng 10 năm 1993 quan hệ hợp tác phát
triển giữa Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế đã được nối lại. Từ đó đến
nay, hàng năm, nguồn vốn cam kết tài trợ của các nước cho ta đều tăng đáng kể,
việc giải ngân nguồn vốn ODA ngày càng tốt hơn. Ba năm đầu nối lại nguồn viện
trợ ODA (1993-1995), cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam số
vốn ODA khoảng 6,0 tỷ USD; nguồn vốn ODA đã thực hiện trong cùng thời kỳ đó vào
khoảng 1,73 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng số vốn các nước đã cam kết và 36,2% số vốn
đã đăng ký. Trong 5 năm 1996-2000, cộng đồng tài trợ quốc tế tiếp tục dành Việt
Nam số vốn ODA cam kết cho Việt Nam là 11,64 tỷ USD và đã được đưa vào thực hiện
khoảng 6,1 tỷ USD. Đặc biệt trong thời kỳ 2001-2005, do khó khăn kinh tế toàn
cầu, nguồn ODA của thế giới có xu hướng giảm đáng kể, nhưng các nhà tài trợ đã
cam kết dành cho Việt Nam 16,7 tỷ USD; giải ngân trong thời kỳ khoảng 7,9 tỷ
USD.
Biểu 5 : Nguồn
vốn ODA đầu tư cho Việt Nam từ 1986-2005
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)
Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật
Doanh nghiệp 2005 (cùng có hiệu lực từ 1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra
bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến để tạo thêm hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài như được quyền đầu tư kinh doanh tất cả những gì pháp luật
không cấm, thay vì chỉ được làm những việc cơ quan Nhà nước cho phép. Nguyên tắc
này được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước từ năm 2000, nay được áp
dụng chung cho khu vực nước ngoài.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó
khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân
theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá
dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp
cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài
được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo
hiểm, kinh doanh siêu thị… đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
Những biện pháp cải cách trên đã trở thành
một trong những yếu tố quan trọng góp phần khôi phục và tăng nhanh nguồn vốn FDI
đầu tư vào Việt Nam trong năm 2005. FDI tăng nhanh trở lại còn do các nguyên
nhân quan trọng khác như sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc
phòng; nền kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế
theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân
được nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại
Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.
Kết quả, Việt Nam đã thu hút được một lượng
FDI ngày càng lớn: hầu như từ con số không vào năm 1986, đã tăng lên tới 3,2 tỷ
USD năm 1997, sau đó do bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á năm 1997 đã giảm xuống trong các năm 1998-2000 (có năm chỉ thu hút được
1,58 tỷ USD như năm 1999). Những năm gần đây, FDI vào Việt Nam đã được phục hồi
và có xu hướng tăng trở lại, từ 2,6 tỷ USD năm 2001 đã tăng lên 5,8 tỷ USD năm
2005. FDI tăng lên không chỉ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư
nước ngoài, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển
giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của
đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động
Việt Nam.
Gây đây nhất, việc Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của WTO và sau khi tổ chức thành công sự kiện quốc tế lớn nhất
từ trước đến nay- Hội nghị thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 14 (Apec
14)- với sự hiện diện của 21 thành viên tham gia diễn đàn kinh tế lớn nhất cùng
các cường quốc hàng đầu thế giới và sự có mặt của hàng nghìn nhà doanh nghiệp
đại diện cho các tập đoàn công nghiệp xuyên quốc gia lớn nhất, một làn sóng đầu
tư mới đang hứa hẹn sẽ đến Việt Nam với quy mô chưa từng có từ trước đến nay.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã chuẩn bị đón nhận những thách thức và cơ
hội mới trong tương lại bằng việc thông qua một số luật sửa đổi như đầu tư, bảo
vệ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp,….. Việt Nam sẽ là bến đỗ đầy hứa hẹn cho các
nguồn đầu tư nước ngoài, tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế có những bước nhảy
vọt.