Theo số liệu thống kê năm 2005,
Việt
Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 83.119.900 người với các đặc điểm
dân cư như sau:
Đặc
điểm
Tỷ lệ
(%)
Dân cư
sống ở thành thị
27%
Dân cư
sống ở thành thị
73%
Mức tăng
dân số hàng năm
1,18%
Tỷ lệ
nam/ nữ
51%/49%
Chỉ số
phát triển con người (HDI)
xếp thứ
108/177 nước
Tuổi thọ
trung bình
71 tuổi
Tỷ lệ hộ
đói nghèo
7%
Các
thành phố đông dân nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Hầu
hết các thành phố trên cả nước đang trong xu hướng đô thị hóa cao, do đó, dân số
tại khu vực này sẽ ngày một tăng nhanh.
Cấu
trúc về độ tuổi
Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi tiếp tục giảm trong
khi tỷ lệ người già từ 60 tuổi trở lên tăng nhẹ từ 13,4% năm 1989 lên 13,9% vào
năm 2005.
Tỷ lệ nam/nữ của cả nước chỉ tăng 2% trong
vòng 20 năm qua nhưng cả nước đã có tới 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giới tính
cao đến mức báo động, từ 115-128 bé trai/100 bé gái.
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu
người trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm
tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành
công nghiệp và dịch vụ.
Cụ thể như sau:
Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc,
trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động
trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer cho đến vài trăm
người như dân tộc Ơ Đu và Brâu. Dân tộc Kinh sống rải rác ở trên khắp lãnh thổ,
nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông.
Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển
không đồng đều. Ở trung du và miền núi phía bắc, các cư dân ở vùng thấp như
Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy,
chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công
khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Trừ người Chăm,
Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung, Nam Bộ có trình độ phát triển cao
hơn, phần lớn các dân tộc còn lại ở Tây Nguyên sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm
sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Tất cả các nhóm dân tộc đều
có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc
cũng khác biệt.
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách ưu
tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết
tập trung vào phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói nghèo,
khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững
môi trường sinh thái; phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân
tộc, tăng cường sự giúp đỡ của trung ương và các địa phương khác trong cả nước.
54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam có ngôn ngữ
riêng và nền văn hóa truyền thống đặc sắc của mình. 24 dân tộc có chữ viết riêng
như tiếng Thái, Mông, Tày, Nùng, Khmer, Gia Rai, Ê đê, Hoa, Chăm… Chữ viết của 8
dân tộc thiểu số như Thái, Hoa, Khmer, Chăm, Ê-đê, Tày-Nùng, Cơ ho và chữ Lào
được sử dụng trong các trường học.
Trong quá trình phát triển, tiếng Việt được
chọn là ngôn ngữ chung cho các dân tộc. Trong hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến
bậc đại học, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, là công cụ để truyền thụ kiến
thức; đồng thời cũng là công cụ giao tiếp, quản lý Nhà nước của các dân tộc trên
lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam thực hiện chính sách tự do tín
ngưỡng và tôn giáo. Trong số 6 tôn giáo lớn thì Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi
Giáo và đạo Tin Lành là những tôn giáo ngoại nhập, còn đạo Cao Đài và đạo Hoà
Hoả là tôn giáo nội sinh.
Phật Giáo xuất hiện từ đầu Công Nguyên, là
tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam. Thiên Chúa Giáo vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 17 và
là tôn giáo lớn thứ hai sau Phật Giáo.
Hiện nay, cả nước có khoảng 22 triệu học
sinh, trong đó có 13,2 triệu học sinh tiểu học (chiếm 58%), 4,3 triệu học sinh
trung học và 260.000 sinh viên cao đẳng và đại học.
Tỉ lệ biết chữ ở Việt Nam tương đối cao (92%
dân số). Trong số 8% dân số mù chữ thì 80% sống ở vùng nông thôn, trong đó 60%
là phụ nữ.