Các quy định pháp lý và các cơ q
THÔNG TIN CHUNG
A.1 Điều kiện tự nhiên (chi tiết)

A.1.
Điều kiện tự nhiên
A.1.1. Vị trí
địa lý
Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm ở
trung tâm khu vực Đông Nam Á, có biên giới đất liền dài 3.730 km. Phía bắc giáp
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1.150 km, phía tây giáp với
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1.650 km và với Vương
quốc Cămpuchia 930 km; phía đông và nam trông ra Thái Bình Dương.
A.1.2. Diện tích
Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam có diện tích -
theo số liệu thống kê năm 2003- là 329.314,5 km2, mật độ dân cư là 252 người/km2.
A.1.3. Địa hình
Việt Nam là một quốc gia
nhiệt đới với những
vùng đất thấp, đồi núi, nhiều
cao nguyên với những
cánh
rừng rậm. Đất nước
bị chia thành miền núi, vùng
đồng bằng sông Hồng
ở phía bắc; dãy
Trường Sơn, những
vùng đất thấp ven biển miền Trung, và
đồng bằng sông Cửu Long
ở phía nam.
A.1.3.1. Núi
Núi chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ. Những
đỉnh núi cao nhất của Việt Nam gồm:
STT |
Tỉnh |
Núi |
Độ
cao (m) |
01 |
Lào
Cai |
Phăngxipăng |
3.143 |
02 |
Lai
Châu |
Putaleng |
3.096 |
03 |
Yên
Bái |
Puluông |
2.985 |
04 |
Yên
Bái |
Lacung |
2.913 |
05 |
Yên
bái |
Saphin |
2.874 |
06 |
Lào
Cai |
Pukhaoluông |
2.810 |
07 |
Nghệ
An |
Puxailaileng |
2.711 |
08 |
Kon
Tum |
Ngọc
Lĩnh |
2.598 |
09 |
Lai
Châu |
Pu
Nậm Nhé |
2.534 |
Những vùng núi tạo nên khá nhiều vùng cao
nguyên, nhưng những vùng cao nguyên đó có hình dạng và độ cao rất khác biệt.
Vùng phía bắc thì hẹp và lởm chởm. Vùng phía nam có nhiều mũi chạy ra tới bờ
biển phân chia vùng đất hẹp ven biển thành nhiều khu riêng biệt.
A.1.3.2. Sông
ngòi
Việt Nam có tới 2.860 sông lớn nhỏ. Sông Hồng
và sông Mê Công là hai con sông lớn và quan trọng hơn cả.
-
Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc)
dài 1.140 km với lưu vực rộng 61.627 km2, trong đó đoạn chảy qua Việt
Nam dài 500 km với lưu vực 21.787 km2.
-
Sông Mê Công là một trong 10 con sông lớn
nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua lãnh thổ các nước
Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia rồi vào Việt Nam. Sông Mê Công có tổng chiều
dài 4220km với lưu vực 1 triệu km2, trong đó đoạn chảy qua Việt Nam
dài 220 km, lưu vực 39.000 km2.
A.1.3.3. Biển
Việt Nam có ba mặt giáp biển,
đông
và nam giáp biển Đông (thuộc Thái Bình Dương) mà phần ăn sâu vào Việt Nam là
vịnh Bắc Bộ,
Tây
nam giáp vịnh Thái Lan.
Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260km, kể từ
Móng Cái ở phía bắc đến Hà Tiên ở phía tây nam, đó là chưa kể bờ biển của các
hải đảo. Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2.
A.1.3.4. Đảo và quần đảo
Việt Nam là một quốc gia có nhiều đảo và quần
đảo. Hệ thống đảo ven bờ gồm có 2.773 hòn đảo lớn nhỏ diện tích từ 0,001 km2
đến 100 km2, diện tích tổng cộng lên đến 1.720 km2.
Về mặt phân bố, 83,7% số đảo ở ven biển tỉnh
Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi tập trung thứ hai là các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau
trên vịnh Thái Lan. Có tới gần 1.300 hòn đảo chưa có tên, vì chúng có kích thước
quá nhỏ. Khoảng cách giữa đất liền và đảo cũng rất khác nhau: đảo Cái Bàu chỉ
cách đất liền một rạch triều; trong khi đảo Bạch Long Vĩ cách Hải Phòng tới 135
km; đảo Hòn Hải cách Phan Thiết tới gần 155 km; đảo Thổ Chu cách cửa Ông Đốc
(Kiên Giang) tới 146 km; quần đảo Hoàng Sa nằm cách Đà Nẵng tới 350 km và quần
đảo Trường Sa nằm cách vịnh Cam Ranh hơn 450 km.
Các đảo và quần đảo của Việt Nam có vị trí
chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế và quân sự.
A.1.4. Khí hậu
Do tính chất dài và hẹp của lãnh thổ, Việt
Nam mang đặc tính của một bán đảo, ảnh hưởng của biển len lỏi đến khắp nơi. Xét
về tổng thể, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc,
thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam quanh năm
có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 27°C. Hàng năm
có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm
không khí trên dưới 80.
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt
đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng
mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Riêng khí hậu của các tỉnh phía Bắc
(từ đèo Hải Vân trở ra bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa
Đông Bắc, nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác
cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam nhiệt độ về mùa đông
lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về
địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này
với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).
|