Theo
số liệu thống kê của FAO năm 2004, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới về sản
lượng khai thác thuỷ sản. Cụ thể như sau:
STT
Quốc gia
Sản
lượng (Tấn)
Thế giới
01
Trung
Quốc
16.892.793
02
Pêru
9.613.180
03
Mỹ
4.959.826
04
Inđônêxia
4.811.320
05
Nhật
4.401.341
06
Ấn Độ
3.615.724
07
Liên
bang Nga
2.941.533
08
Thái Lan
2.845.088
09
Nauy
2.522.225
10
Philipin
2.211.570
11
Việt Nam
1.879.488
B.2.1.1.
Khai thác hải sản
Khai thác hải
sản luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản, góp phần bảo vệ an ninh,
chủ quyền vùng biển.
a. Năng
lực khai thác hải sản
- Tàu
thuyền đánh cá
Tàu
thuyền khai thác phần lớn là loại vỏ gỗ. Các loại tàu vỏ thép, xi măng lưới
thép, composite chiếm tỷ lệ không đáng kể. Những năm gần đây, số lượng tàu
thuyền máy tăng nhanh, trong khi đó, thuyền thủ công giảm dần. Năm 2001, tổng số
thuyền máy là 74.495 chiếc và thuyền thủ công là 13.267 chiếc, chiếm tỷ lệ tương
ứng là 85% và 15% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản. Tổng công suất tàu
thuyền máy đã đạt tới 3.497.457 CV (năm 2001), lớn gấp 4,3 lần so với năm 1991,
công suất bình quân đạt gần 45CV/chiếc, tăng 2,5 lần so với 1991. Năm 2004, theo
báo cáo từ các địa phương, tổng số tàu thuyền máy đã tăng lên đến 85.430 chiếc
với tổng công suất 4.721.700 CV, công suất bình quân đạt hơn 55 CV/tàu. Công
suất trung bình các đội tàu ở phía Nam đạt trên 90 CV/tàu và các vùng còn lại là
30 CV/tàu. Đáng chú ý là, số lượng tàu quốc doanh đã giảm còn 44 tàu vào năm
2002.
Trong
giai đoạn 1991 - 2004, số lượng tàu thuyền máy tăng bình quân hằng năm 5,6%,
nhưng mức tăng này có xu hướng chậm dần. Trong khi đó, mức tăng tổng công suất
trung bình hằng năm là 15,8 %, chiều hướng này cũng đang giảm dần. Sự chênh lệch
mức tăng giữa số lượng tàu và tổng công suất trong giai đoạn này cho thấy, trong
số tàu tăng hằng năm, số tàu công suất lớn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đây là xu
thế tích cực khi người dân chú trọng đóng tàu vươn khơi xa, giảm dần áp lực khai
thác vùng ven bờ. Chủ trương phát triển khai thác xa bờ, ổn định khai thác vùng
gần bờ của ngành thủy sản thực hiện trong nhiều năm qua cũng đã góp phần quan
trọng trong việc hỗ trợ ngư dân tham gia phát triển khai thác xa bờ. Trong những
năm gần đây, trước áp lực nguồn lợi ven bờ suy giảm, các cơ quan quản lý ngành
thủy sản đã có chủ trương hạn chế đóng mới các loại tàu thuyền dưới 20 CV. Do
vậy, số lượng tàu nhỏ khai thác gần bờ đã giảm nhiều. Chủ trương chuyển đổi cơ
cấu nghề nghề cá, trong đó có chuyển đổi từ khai thác gần bờ sang khai thác xa
bờ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi và môi
trường đã được triển khai ở nhiều địa phương và được người dân ủng hộ..
-
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
Theo
thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam hiện có trên 20 loại nghề khai thác hải sản
được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu với tỷ lệ các nhóm nghề năm 2000 như sau:
1
Lưới rê
24,5%
2
Lưới kéo
22,5%
3
Câu
19,7%
4
Lưới vây
7,7%
5
Mành, vó
7,8%
6
Lưới cố
định
7,5%
7
Các nghề khác
10,3%
Do đặc
điểm tự nhiên và nguồn lợi hải sản ở các vùng biển khác nhau nên cơ cấu nghề
nghiệp ở từng địa phương cũng khác nhau.
+ Nghề
lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất ở các tỉnh Nam Bộ (37,5%), trong đó tỷ lệ này ở
các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng là 47%, Kiên Giang chiếm 41,5%, Bà
Rịa-Vũng Tàu chiếm 38,5%. Đây là do đặc điểm nguồn lợi ở vùng biển Đông Nam Bộ
(cá đáy chiếm 60% khả năng khai thác).
+ Nghề
lưới rê ở các tỉnh Bắc Bộ chiếm 26% tổng số đơn vị nghề và ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ chiếm 29,3% là phù hợp với nguồn lợi ở vịnh Bắc Bộ (cá nổi chiếm 57% khả năng
khai thác).
+ Nghề
ngư cụ cố định trong đó chủ yếu là nghề đáy, tập trung ở các tỉnh có nhiều cửa
sông. Ví dụ : Trà Vinh 55%, Huế 31%, Tiền Giang 16%, thành phố Hồ Chí Minh 13%,
Cà Mau 10%.
+
Nghề đáy cao tại một số tỉnh đã có tác động xấu đến bảo vệ nguồn lợi, vì đối
tượng đánh bắt chủ yếu là các đàn cá chưa trưởng thành thường vào vùng cửa sông
kiếm ăn.
- Lao động
trong khai thác hải sản
Năm 2004, lực
lượng lao động khai thác hải sản xấp xỉ 600.000 người. Phần lớn đều có kinh
nghiệm đi biển, thành thạo nghề, chịu được sóng gió. Tuy nhiên, thanh niên vùng
ven biển đang có xu hướng không muốn theo nghề khai thác, vì cường độ lao động
cao, năng suất đánh bắt thấp và thu nhập giảm. Việc đẩy mạnh khai thác xa bờ
đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi, có
trình độ và kỹ thuật khai thác xa bờ rất thiếu, nhất là các tỉnh Bắc Bộ và Nam
Bộ, dẫn tới nhiều nơi tàu đã đóng xong nhưng không tuyển được người có đủ trình
độ ra khơi.
b. Sản lượng
khai thác hải sản
Tổng sản lượng
hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục, với tốc độ tăng bình quân
khoảng 9%/năm. Năm 2004, sản lượng khai thác hải sản tăng mạnh, đạt 1.724.200
tấn, tốc độ tăng bình quân 8%/năm.
Bảng 8: Cơ cấu
sản lượng khai thác hải sản theo vùng lãnh thổ
Vùng
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2004
Sản
lượng (tấn)
%
Sản
lượng
(tấn)
%
Sản
lượng
(tấn)
%
Bắc Bộ
74.825
5,1
85.410
5,6
116.304
6,7
Bắc
Trung Bộ
131.710
9,1
133.220
8,7
159.540
9,3
Nam
Trung Bộ
448.550
30,8
463.600
30,4
540.445
31,3
Đông Nam
Bộ
154.400
10,6
166.680
10,9
210.453
12,2
Tây Nam
Bộ
641.299
44,1
670.780
44,1
697.464
40,5
Quốc
doanh TW
4.000
0,3
4.000
0,3
Cả nước
1.454.784
100,0
1.523.690
100,0
1.724.206
100,0
B.2.1.2. Khai
thác thủy sản nội địa
a. Khai thác ở hồ
Việt Nam có trên
200.000 ha mặt nước hồ, trong đó diện tích hồ tự nhiên trên 20.000 ha, còn lại
là hồ chứa.
Tổng sản lượng
thủy sản khai thác ở hồ hằng năm khoảng 9.000 tấn, trong đó 4.000 tấn khai thác
ở hồ tự nhiên và 5.000 tấn khai thác ở các hồ chứa.
b. Khai thác ở vùng trũng ngập nước
Các tỉnh Bắc Bộ
và Trung Bộ không có vùng trũng ngập nước lớn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có
nhiều vùng ngập nước theo mùa rất lớn. Ví dụ, vùng đồng Tháp Mười là 140.000 ha
và vùng tứ giác Long Xuyên là 218.000 ha.
Cá ở hệ thống
sông Cửu Long di cư vào vùng trũng ngập nước trong mùa mưa để kiếm ăn. Đến mùa
khô lại di chuyển ra sông. Nông dân ở hai vùng trũng ngập nước này hằng năm khai
thác được khoảng trên 20.000 tấn.
c. Khai thác trên sông
Nước ta có hàng
ngàn sông, rạch. Trước đây, nguồn lợi cá sông rất phong phú. Vào thập kỷ 70,
trên sông Hồng có trên 70 hợp tác xã đánh cá. Sản lượng khai thác hằng năm
khoảng hàng ngàn tấn cá. Do khai thác quá mức, nên nguồn cá sông đã cạn kiệt.
Ngư dân phải chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác. Các sông ngòi ở miền Trung
cũng có tình trạng tương tự.
Hiện nay, chỉ
còn sông Cửu Long duy trì được nghề khai thác với sản lượng xấp xỉ 30.000
tấn/năm, tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông. Hệ thống
kênh, rạch chằng chịt ở Nam Bộ cung cấp một lượng cá nước ngọt đáng kể.
Sản lượng khai
thác thủy sản nội địa năm 2003 và năm 2004 đã đạt khoảng 200.000 tấn, thu hút
khoảng 100.000 lao động.
B.2.1.3. Quá trình phát triển khai thác thuỷ sản của Việt Nam
a. Trước năm
1980
Nghề đánh bắt
thuỷ sản đã hình thành từ cách đây hàng ngàn năm. Thời kỳ sơ khai, người dân đã
đánh bắt cá ở các đầm, ao, hồ, dọc các cửa sông bằng những dụng cụ thô sô như
lao, xiên, bẫy, sau đó di chuyển dọc các sông, hướng dần ra biển để khai thác
hải sản ở vùng ven biển.
Đến nửa đầu thế
kỷ 20, khai thác thuỷ sản vẫn ở trình độ thấp, sử dụng những ngư cụ lạc hậu.
Phương tiện chủ yếu vẫn là bè, mảng, thuyền gỗ nhỏ, sau dần dần phát triển lên
thuyền buồm, thuyền buồm lắp máy. Tuy nhiên, tàu thuyền máy còn rất ít, sử dụng
các trang thiết bị thô sơ. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, số
lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác ngày càng tăng cả về quy mô và chất
lượng.
Trong những năm
1954-1960, phong trào hợp tác hoá nghề cá ở miền Bắc phát triển mạnh. Cuối năm
1960, 80% số hộ ngư dân đã tham gia hợp tác xã đánh cá và đến năm 1964 là 97%.
Kỹ thuật khai thác được cải tiến, nghề kéo đôi và vây rút chì phát triển mạnh
trong thời kỳ này, lưới nylon lần đầu tiên nhập vào Việt Nam để dần thay thế
lưới dây gai, lưới sợi bông.
Nhờ có sự hỗ trợ
của Liên Xô và các nước XHCN cũ, các tập đoàn đánh cá biển đã hình thành. Sự ra
đời của Nhà máy Đồ hộp Hạ Long và Đoàn tàu đánh cá Hạ Long đã đánh dấu bước
ngoặt quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá nghề cá Việt Nam.
Trong những năm
1964 (thời kỳ chiến tranh ở miền Bắc), cơ sở hạ tầng nghề cá của Việt Nam lúc
này chỉ là một vài cảng nhỏ do Nhà nước xây dựng, phục vụ mục đích khai thác và
bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1975, sau
khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nghề cá miền Nam ở trong tình trạng lộn xộn
và gặp nhiều khó khăn. Đảng và Nhà nước đã quyết định thống nhất quản lý Ngành
Thuỷ sản. Bộ Hải sản được thành lập để thực hiện hai nhiệm vụ lớn : Củng cố,
phát triển nghề cá phía Bắc; Cải tạo, xây dựng và phát triển nghề cá phía Nam.
Tuy nhiên, do tập trung khắc phục nhiều vấn đề tồn tại, nên đến năm 1980, hoạt
động sản xuất kinh doanh của Ngành Thuỷ sản vẫn còn kém hiệu quả.
b. Từ năm 1981
đến nay
Năm 1981, Bộ Hải
sản được đổi thành Bộ Thuỷ sản với phạm vi và nội dung quản lý rộng hơn, toàn
diện hơn. Ngành Thuỷ sản nhanh chóng thay đổi cách quản lý từ hành chính bao cấp
chuyển sang quản lý kinh doanh với phương châm "tự cân đối, tự trang trải, thực
hiện trả lương theo sản phẩm, định mức khoán sản phẩm cho từng chuyến biển". Nhờ
đó đã phát huy được tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân viên và ngư
dân. Cùng với việc cải tiến kỹ thuật khai thác, Ngành Thuỷ sản còn du nhập thêm
một số nghề mới năng suất cao, chất lượng tốt như câu vàng, lưới vây kết hợp ánh
sáng…. Sản lượng khai thác tăng nhanh, tỷ trọng các loài có giá trị kinh tế cao
cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1981, sản lượng khai thác hải sản mới đạt mức
416.000 tấn và xuất khẩu xấp xỉ 20 triệu USD, thì đến năm 2005, sản lượng đạt
xấp xỉ 1,8 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD. Như vậy, sau 24
năm nỗ lực phấn đấu, sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam đã tăng 4,3 lần,
kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 130 lần. Với đà phát triển đó, Ngành Thuỷ sản liên
tục đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch.
Từ khi chuyển
sang cơ chế thị trường, nhiều hộ ngư dân đã có phương tiện đánh bắt, thậm chí
một số hộ còn làm chủ nhiều phương tiện khai thác. Các thành phần kinh tế như
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn cũng đã tham gia hoạt động
khai thác hải sản.
c. Hướng đến
nghề cá bền vững
Với sự gia tăng
liên tục cường lực khai thác, đến nay khai thác ven bờ đã vượt quá mức cho phép.
Năm 1997, ngành thủy sản Việt Nam đã triển khai chủ trương cho dân vay vốn ưu
đãi để cải hoán, đóng mới tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Nhờ đó, năng lực khai thác
xa bờ đã tăng lên đáng kể. Từ nguồn vốn vay ưu đãi 1.345 tỷ đồng, đã có 1.382
chiếc tàu được đóng mới. Bên cạnh đó, ngư dân còn tự bỏ vốn hoặc vay từ các
nguồn tín dụng khác để đóng hơn 4.000 chiếc, đưa tổng số tàu khai thác hải sản
xa bờ lên 6.500 chiếc. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác thủy sản
đã được ứng dụng, một số nghề mới như nghề câu cá ngừ đại dương, tời thu lưới
vây, lồng bẫy, lưới kéo có mắt lưới lớn… đã có cơ hội phát triển. Tỷ trọng sản
lượng hải sản xa bờ trong tổng sản lượng thủy sản khai thác ngày một tăng, từ
33.000 tấn năm 1997 đã tăng lên 460.000 tấn năm 2003.
Phát triển khai
thác hải sản xa bờ đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nghề cá, giảm áp lực
khai thác vùng gần bờ, tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động, đồng thời hạn chế
các tàu thuyền nước ngoài vào khai thác hải sản trái phép ở vùng biển Việt Nam,
góp phần bảo vệ an ninh trên biển và chủ quyền vùng biển quốc gia.
Năm 2003, Luật
Thuỷ sản được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 7/2004. Bộ Thuỷ sản
cũng đã xây dựng chiến lược phát triển khai thác thuỷ sản đến năm 2010 và tầm
nhìn 2015 theo hướng bền vững, trong đó nhấn mạnh:
+ Phân vùng đánh
bắt, phân công quản lý, hình thành các cộng đồng đánh bắt, tổ hợp tác và hợp tác
xã khai thác hải sản làm cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất
+ Quy hoạch, xây
dựng các làng cá
+ Đầu tư xây
dựng cảng cá, chợ cá, khu trú đậu tàu thuyền
+ Điều chỉnh cơ
cấu nghề nghiệp và năng lực khai thác ở từng vùng biển
+ Áp dụng Bộ quy
tắc ứng xử đối với nghề cá có trách nhiệm của FAO
+ Thiết lập hệ
thống thống kê nghề cá
+ Hoàn chỉnh
điều tra nguồn lợi hải sản làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển
thủy sản.
Với những thành
công trong những thập kỷ qua, hy vọng rằng, ngành khai thác thuỷ sản sẽ có bước
phát triển tốt và bền vững trong thế kỷ XXI.
d. Kế hoạch 2010
- 2020
- Tiếp tục khai
thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi
thuỷ sản; đồng thời, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác ven bờ sang
nghề khai thác xa bờ; Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để
giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, duy trì và củng cố số tàu lớn khai thác xa
bờ.
- Đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học – công nghệ, lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của
nước ngoài phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta, nhằm tạo bước phát triển
nhanh, hiệu quả nghề khai thác xa bờ.
- Phát triển
quan hệ sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể, trong đó khuyến khích phát triển
tổ hợp tác khai thác nhằm tập trung các nguồn vốn, tạo khối lượng hàng hoá và
dịch vụ lớn, tăng sức cạnh tranh; Tổ chức các đội tàu theo nghề để khai thác có
hiệu quả và giúp nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Các tỉnh khu
vực phía Bắc cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu nghề cá hợp lý để khai thác có
hiệu quả các ngư trường khai thác trọng điểm và tham gia khai thác trong vùng
đánh cá chung theo Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ,
duyên hải miền Trung, vùng đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần
tăng cường đầu tư để phát triển khai thác xa bờ, đầu tư củng cố, nâng cấp và
phát triển hợp lý đội tàu khai thác xa bờ.
Mục tiêu đến năm
2010
:
- Sản lượng khai
thác hải sản đạt 1,5 – 1,8 triệu tấn, trong đó, Vịnh Bắc Bộ 0,27 triệu tấn, vùng
biển miền Trung 0,37 triệu tấn, vùng biển Đông Nam Bộ 0,71 triệu tấn, vùng biển
Tây Nam Bộ 0,2 triệu tấn, vùng giữa biển Đông và hợp tác khai thác vùng biển
quốc tế 0,25 triệu tấn;
- Sản lượng khai
thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn;
- Số lượng tàu
thuyền đánh các là 50.000 chiếc (trong đó, 6.000 chiếc có công suất trên 75 CV,
14.000 chiếc có công suất từ 46 - 75 CV, 20.000 chiếc có công suất từ 21 - 45
CV, 10.000 chiếc có công suất từ 20 CV trở xuống);
Với điện kiện tự
nhiên thuận lợi, nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam đứng
thứ 3 trên thế giới về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
Bảng 9: Sản
lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của 3 quốc gia trên thế giới
(Đơn vị: Tấn)
STT
Quốc gia
Sản
lượng
Thế giới
01
Trung
Quốc
30.614.968
02
Ấn Độ
2.472.335
03
Việt Nam
1.198.617
(Theo số liệu
thống kê của FAO năm 2004)
- Đối tượng
nuôi:
Đến nay, tôm,
nhất là tôm sú, vẫn được coi là đối tượng nuôi chủ lực và có sức hấp dẫn mạnh
nhất. Tôm
được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước. Trong nuôi thuỷ sản mặn, lợ,
tôm là đối tượng mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất. Ngoài ra, phải kể đến các
loài nhuyễn thể được coi là một đối tượng nuôi đầy triển vọng, vừa mang lại khối
lượng hàng hoá lớn, vừa có lãi suất cao.
- Hình
thức nuôi:
Nuôi
trồng thủy sản có nhiều tiềm năng để phát triển, có ý nghĩa to lớn đối với nền
kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là khả năng mở rộng diện tích canh tác, đa
dạng hoá đối tượng nuôi, nuôi hải sản trong các ao dùng vật liệu chống thấm,
nuôi tôm sú trong nước ngọt,...
+ Nuôi
biển đang là một hướng mở mới cho Ngành Thuỷ sản. Các hình thức nuôi lồng, bè
trên biển với các đối tượng nuôi như tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai
ngọc... là tiền đề ban đầu để đẩy mạnh nghề nuôi biển trong thời gian tới.
+ Nuôi
thuỷ sản nước ngọt đang phát triển rất mạnh. Từ sản xuất nhỏ tự túc, nuôi nước
ngọt đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, đặc biệt trong nhiều năm gần đây, nghề
nuôi cá tra, cá basa đã trở thành một lĩnh vực sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao, giá trị xuất khẩu lớn. Ngoài ra, nuôi các đối tượng đặc sản có giá trị
kinh tế cao như baba, cá bống tượng, tôm càng xanh, cá sấu, lươn, ếch... cũng
được mở rộng đã làm tăng giá trị kinh tế của các mô hình nuôi nước ngọt.
+ Nuôi
thuỷ sản cũng đã phát triển tới tận các vùng sâu, vùng xa, không chỉ là nguồn
cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm, mà còn góp phần xoá đói
giảm nghèo. Nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt chuyên canh hoặc canh
tác tổng hợp trong đó nuôi trồng thuỷ sản là chính đã, đang được hình thành và
phát triển rộng khắp, góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn.
Bảng
10: Diện tích các loại hình mặt nước nuôi trồng thủy
Loại
hình
mặt
nước
Diện
tích
có
khả
năng
(ha)
Diện
tích đã nuôi
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2004
DT
(ha)
Tỷ lệ
sử
dụng
so
với
tiềm
năng
(%)
DT
(ha)
Tỷ lệ
sử
dụng
so
với
tiềm
năng
(%)
DT
(ha)
Tỷ lệ
sử
dụng
so
với
tiềm
năng
(%)
1. Nước
ngọt
913.271
310.383
34
410.537
45
335.760
37
Ao, hồ
nhỏ
144.551
113.982
79
101.648
70
Mặt nước
lớn
244.361
84.478
35
38.570
16
Ruộng
trũng
446.151
99.697
22
239.379
54
Khác
78.208
12.226
16
29.103
37
2. Mặn
lợ
965.063
341.730
35
584.564
61
619.589
64
Vùng
triều
873.083
337.624
39
577.392
66
Eo vịnh
91.980
4.106
4
7.152
8
3. Đất cát
ven biển
20.000
-
22
0
4.559
23
Tổng
số
1.898.334
652.113
34
993.264
52
959.908
51
- Diện
tích nuôi
Giai
đoạn 2001 - 2004, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản giữ ở mức ổn định. Tuy
nhiên, cơ cấu diện tích có sự thay đổi. Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ vẫn
tiếp tục tăng, nhưng đã chậm lại, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt có xu
hướng giảm do nhiều ao, hồ nhỏ bị san lấp cho mục đích xây dựng.
- Thực
trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản
+
Vùng trung du miền núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh, trong đó có 11 tỉnh Đông Bắc là Hà
Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên,
Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh; và 3 tỉnh Tây Bắc là Hoà Bình, Sơn La và Lai
Châu) có điều kiện sinh thái thích hợp với nuôi trồng các giống loài thuỷ sản
cận nhiệt đới, ôn đới dòng Trung Hoa. Các diện tích hồ chứa, hồ tự nhiên, ao, hồ
nhỏ phù hợp với các loại hình nuôi quảng canh, bán thâm canh, nuôi lồng bè trên
sông và hồ chứa cũng như nuôi nước chảy.
+
Vùng đồng bằng sông Hồng (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây,
Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình) có các vùng bãi bồi màu mỡ,
đặc biệt thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Có hai khu vực
thuận lợi cho nuôi trồng hải sản là ven biển Thái Bình và Nam Định thuộc cửa
sông Ninh Cơ. Các hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt nội đồng và tiêu úng rất
thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Khả năng phát triển nuôi
trồng thuỷ hải sản vùng triều khoảng 58.800 ha, bằng 9,54% diện tích tự nhiên
của toàn vùng và vùng nước ngọt nội địa khoảng 126.500 ha, bằng 8,48% diện tích
tự nhiên toàn vùng. Ngoài ra, còn có các vùng vịnh kín gió dọc bờ biển, khoảng
39.700 ha.
+
Vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên - Huế) có diện tích nuôi trồng thuỷ sản không lớn. Diện tích vùng
triều khoảng 52.000 ha, bằng 1% diện tích tự nhiên của vùng, diện tích các vùng
nước ngọt nội địa trên 80.000 ha (trong đó có 18.500 ha ao hồ nhỏ, 24.500 ha mặt
nước lớn, 24.700 ha ruộng trũng). Tổng diện tích vùng biển kín lớn ở Tĩnh Gia
(Thanh Hoá) và vùng đầm phá ở Thừa Thiên-Huế là 37.600 ha.
+
Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận) có khí hậu rất thuận lợi cho việc phát
triển nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các loài thuỷ sản ưa nóng như tôm. Tuy nhiên,
đây cũng là vùng có tần số bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất Việt Nam, gây khó
khăn và thiệt hại cho sản xuất thủy sản. Trong mùa khô, nước biển vùng duyên hải
Nam Trung Bộ trong, sạch và có độ mặn cao, là nơi sản xuất giống hải sản tốt
nhất Việt Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng này hơn
43.000ha. Vùng triều chỉ chiếm hơn 1% diện tích tự nhiên của toàn vùng, trên
22.000 ha eo vịnh kín gió có độ mặn rất cao có thể phát triển nuôi biển với các
qui mô và phương thức khác nhau. Diện tích các vùng nước ngọt nội địa không lớn,
khoảng 18.000 ha.
Vùng Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng)có địa hình thuận lợi cho phát triển nuôi mặt nước lớn (31.500 ha). Chỉ có
một ít diện tích ao, hồ nhỏ khoảng 2.600 ha, diện tích ruộng trũng không đáng
kể, khoảng 160 ha. Các đối tượng thuỷ sản nước ngọt được nuôi chủ yếu ở đây là
các giống cá được di giống từ miền Bắc vào như mè, trôi, trắm cỏ, mrigan, rô
phi...
+
Vùng Đông Nam Bộ (gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh) có ưu thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản
cả nước mặn, lợ và ngọt. Đặc tính đa dạng sinh học vùng này rất cao. Diện tích
có khả năng nuôi trồng hải sản tập trung ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và
Lộc An (Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu) với trên 19.000 ha. Ngoài ra, còn có gần
11.000 ha vịnh có thể nuôi hải sản trên biển. Diện tích có khả năng nuôi trồng
thuỷ sản nước ngọt ở vùng này cũng khá lớn (khoảng 78.500 ha), chủ yếu là các
mặt nước lớn (khoảng 53.800 ha), các ao hồ nhỏ có diện tích đáng kể (khoảng
8.000 ha) và ruộng trũng (khoảng 4.000 ha).
+
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (gồm 12 tỉnh, trong đó có 8 tỉnh ven biển là Long
An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang; 4
tỉnh nội đồng là Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long và An Giang) có thuỷ triều vào
rất sâu, thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Đây là một
lợi thế cho phát triển nuôi tôm nói riêng và nuôi hải sản nói chung, hiếm thấy
trên thế giới. Diện tích đất bị nhiễm mặn chiếm tới 46,15% tổng diện tích toàn
vùng, tập trung chủ yếu tại ven biển Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau, rất thích
hợp phát triển nuôi tôm hoặc nuôi tôm kết hợp một vụ cấy lúa. Khí hậu và nhiệt
độ trong vùng tương đối ổn định, trung bình 25-260C, rất phù hợp cho
nuôi trồng thuỷ hải sản nhiệt đới. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có nhiệt độ
cao, phù hợp với việc nuôi tôm và một số loài hải sản khác. Vùng đồng bằng sông
Cửu Long là vùng có khả năng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
lớn nhất cả nước, hơn 400.000 ha, chiếm trên 10% diện tích tự nhiên của toàn
vùng và trên 46% diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước.
B.2.2.1. Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Nước
ta có những thuỷ vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ
và ruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ sung nguồn nước cho các thuỷ
vực. Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh vật có thể phát triển quanh năm
trong cả nước. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có diện tích các ao, hồ nhỏ đã phát
triển nuôi theo VAC được trên 80%, còn các mặt nước lớn tự nhiên và nhân tạo như
các dòng sông, các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các vùng đất ngập nước,
ruộng trũng mới được sử dụng rất ít. Một số nơi đã bắt đầu sử dụng những mặt
nước này rất hiệu quả như hồ Trị An, vùng sông Tiền và sông Hậu của An Giang đã
tiến hành nuôi cá basa, bống tượng... là những loài cá có giá trị cao cho xuất
khẩu và tiêu dùng nội địa. Điều đó cho thấy khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ
sản trong các thuỷ vực nước ngọt còn rất lớn.
a. Nuôi cá ao hồ nhỏ
Nuôi
cá là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông. Xu hướng diện tích ao đang
bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định,
bao gồm cá: trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi, tra, ba sa... với nguồn
giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động. Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên
3 tấn/ha. Cá chim trắng nước ngọt là một đối tượng nuôi mới, có giá trị hàng hoá
cao, có nhiều triển vọng phát triển.Tuy nhiên nuôi thuỷ sản trong các ao hồ nhỏ
khó trở thành một ngành hàng chuyên canh cho hàng hoá lớn, do đó nó chỉ mang
tính chất nuôi truyền thống có tính tự cấp tự túc
b. Nuôi cá mặt nước lớn
Đối
tượng nuôi thả chủ yếu là trắm cỏ, cá mè, ngoài ra còn thả ghép cá trôi, cá rô
phi... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nên lượng cá thả vào hồ
nuôi có xu hướng giảm.
Hình
thức nuôi lồng bè và kết hợp với khai thác cá trên sông, trên hồ đang càng ngày
càng trở nên phổ biến. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo
được việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của những người sống
trên sông, ven hồ. ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung đối tượng nuôi lồng chủ yếu
là trắm cỏ, qui mô lồng nuôi khoảng 12-24 m3, năng suất 450-600
kg/lồng. ở các tỉnh phía Nam đối tượng nuôi chủ yếu là cá basa, cá tra, cá lóc,
cá bống tượng, cá he. Qui mô lồng, bè nuôi lớn, trung bình khoảng 100-150 m3/bè,
năng suất bình quân 15-20 tấn/bè. Cá biệt ở một số vùng nuôi trong các lồng bè
có kích cỡ lớn năng suất nhiều khi đạt tới hàng trăm tấn trên một bè nuôi..
c. Nuôi cá ruộng trũng
Tổng
diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo các mô hình cá - lúa khoảng
446.151 ha. Năm 2001, diện tích đã nuôi là 239.379 ha và vẫn có xu hướng tăng
trong những năm tiếp theo. Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn.
Đây là một hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho
người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
d. Nuôi tôm nước lợ
Những
năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước. Đối tượng nuôi
là tôm sú (P.monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P.indicus),
tôm nương (P.orientalis), tôm rảo (M.ensis), song chủ yếu là tôm
sú. Diện tích nuôi tôm năm 2004 là 592.600 ha. Tôm được nuôi trong ao đầm theo
mô hình khép kín, nuôi trong ruộng (1 vụ tôm + 1 vụ lúa) hoặc nuôi tôm trong
rừng ngập mặn. Gần đây mô hình nuôi tôm trên nền đất cát đã được thử nghiệm và
đang phát triển. Tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ đã đạt 295.660 tấn, năng suất
bình quân cả nước đạt khoảng 450 kg/ha.
Nhìn
chung, hình thức nuôi tôm hiện nay chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh và quảng canh
cải tiến. Diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh còn ít. Năm 2004, diện tích
nuôi thâm canh và bán thâm canh có xu hướng tăng, chiếm 8% diện tích nuôi tôm
nước lợ. Năng suất bình quân nuôi thâm canh đạt 2,5 tấn/ha, nuôi bán thâm canh
đạt 1 tấn/ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt 0,38 tấn/ha, quảng canh đạt 0,25
tấn/ha nuôi, xen canh tôm lúa năng suất đạt 200-300kg/ha.
Năm
2004, các tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế đã có diện
tích nuôi tôm lợ là 43.394 ha, bằng 7,3% so với diện tích nuôi tôm nước lợ cả
nước. Sản lượng tôm nuôi của khu vực này là 25.426 tấn, bằng gần 8,6% tổng sản
lượng tôm nuôi lợ của cả nước. Sản lượng nuôi tôm nước lợ của các tỉnh miền Bắc
tuy mới chiếm chưa đầy 9% sản lượng nuôi tôm cả nước, nhưng có tốc độ phát triển
nhanh.
Hiện
nay nhiều nơi sử dụng diện tích vùng bãi triều, rừng ngập mặn, cửa sông chưa hợp
lý; chưa thống nhất quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết cho từng tiểu vùng;
đầu tư chưa đủ mức, chưa đồng bộ nên phát huy hiệu quả chưa tốt, có nơi sử dụng
diện tích mặt nước nuôi quá mức, tác động tiêu cực tới sinh thái môi trường.
B.2.2.2. Nuôi biển
a.
Hiện trạng nghề nuôi biển
Với bờ
biển dài, gồm nhiều biển kín và tiếp cận với đại dương rộng mở, nằm trong vùng
khí hậu ấm áp quanh năm… Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nuôi biển.
Hiện
nay, tại Việt Nam đang phổ biến các hình thức nuôi lồng bè cá mú, cá giò, cá
cam, cá hồng, cá vược, tôm hùm và trai ngọc. Các tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi
lồng bè là Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Phú Yên và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hiện có 30 loài cá có giá trị kinh tế cao đang được nuôi trong lồng bè nổi và cố
định, một số loài được nuôi trong ao như cá mú và cá măng. Tuy nhiên, về quy mô
và kỹ thuật nuôi còn rất đơn giản, chủ yếu do các hộ gia đình tự đầu tư canh
tác, nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, chế biến theo kiểu dân dã.
Một số
kết quả đạt được của nghề nuôi biển năm 2004 như sau:
Thành
tựu
Kết
quả
Lồng bè nuôi tôm, cá
Tổng số lồng bè
38.965 lồng
Sản lượng nuôi
10.000 tấn
Nuôi tôm hùm
Lồng nuôi
30.115 lồng
Sản lượng tôm hùm
2.328 tấn
Nuôi cá
Lồng nuôi
8.850 lồng
Sản lượng
7.675 tấn
Năng suất
8-10 kg/m3/lồng
Nuôi nhuyễn thể
Diện tích
12.417 ha
Sản lượng
118.945 tấn
Năng suất
7 tấn/ha
Ttrồng rong biển
Diện tích
4.850 ha
Sản lượng
26.900 tấn
- Đối
tượng nuôi
+ Diện
tích và sản lượng nuôi nhuyễn thể không có biến động nhiều. Tại vùng triều ven
biển các tỉnh ĐBSCL như Bến Tre, Tiền Giang và Kiên Giang đang phổ biến nuôi
quảng canh hoặc quảng canh cải tiến các loài như nghêu Meretrix lyrata,
sò huyết Anadara granosa, trong đó Bến Tre có khoảng 2.858 ha nuôi nghêu,
sản lượng 23.000 tấn/năm và 350 ha nuôi sò huyết, sản lượng 1.070 tấn/năm, Tiền
Giang có 4.858 ha nuôi nghêu, sản lượng 42.500 tấn/năm và 450 ha nuôi sò huyết,
sản lượng 5.700 tấn/năm. Các loài trai Pinctada maxima và P. martensii
bắt đầu được nuôi phổ biến ở vùng biển các tỉnh Khánh Hoà, Kiên Giang và
Quảng Ninh theo hình thức giàn và phao trong các vịnh và eo biển.
+ Tôm
hùm là đối tượng nuôi cho giá trị kinh tế lớn và được tiêu thụ khá mạnh. Nghề
nuôi tôm hùm phát triển mạnh ở Khánh Hoà và Phú Yên, hầu hết là theo quy mô nhỏ
lẻ hộ gia đình. Lấy giống tôm từ tự nhiên, thả nuôi trong lồng lưới. Thời gian
nuôi khoảng 12-18 tháng, thức ăn chủ yếu chế biến từ cá tạp. Loài tôm hùm đang
được nuôi phổ biến là Panulirus hormatus, P. stimpsoni và P. longipes.
+
Rong câu : Vẫn được phát triển nhiều ở Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế và Bến Tre.
Rong sụn cũng đang được nuôi thử nghiệm và thu được kết quả tốt ở Kiên Giang.
Tóm
lại, hiện nay, các nghề nuôi trai lấy ngọc, nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả
nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trồng rong sụn có triển vọng tốt. Tuy nhiên, do khó khăn
về vốn, hạn chế về kỹ thuật, công nghệ, chưa chủ động được nguồn giống nuôi, nên
nghề nuôi biển thời gian qua còn bị lệ thuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh.
b. Các yếu tố chính chi phối nghề nuôi biển
- Con giống
Phần
lớn giống các loài nuôi như tôm hùm, sò và nghêu đều khai thác từ tự nhiên. Mỗi
năm ở vùng Nha Trang thu được 300.000 con tôm hùm giống, không đủ đáp ứng nhu
cầu của người dân, giá con giống rất cao, khoảng 140.000-180.000 đồng/con cỡ
60-100g. Cỡ giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ thu từ bãi giống tự nhiên ở vùng ĐBSCL
khoảng 300-400 con/kg, sau 6-8 tháng có thể đạt 60-90 con/kg đối với sò và 50-60
con/kg đối với nghêu.
Trái
lại, trai lấy ngọc có nguồn giống nhân tạo là chủ yếu, nhờ công nghệ tiên tiến
của Nhật Bản chuyển giao cho một số liên doanh với Việt Nam.
Sinh
sản nhân tạo ốc hương tuy đã thành công nhưng đang trong giai đoạn sản xuất thử
nghiệm và từng bước chuyển giao công nghệ nên chưa thực sự đáp ứng đủ giống cho
nuôi đại trà.
Các
loài cá nuôi biển cũng chủ yếu khai thác giống từ tự nhiên hoặc nhập khẩu từ
nước ngoài. Hằng năm, khu vực Nha Trang thu vớt được khoảng 200.000 con giống cá
mú, tạm đủ cho nhu cầu nuôi hiện tại.
Một số
loài bước đầu sản xuất giống nhân tạo thành công là cá chẽm Lates calcarifer,
cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis, cá mú chấm đen
Epinephelus coicoides, cá giò Rachycentron canadum…
Do
thiếu nguồn giống các loài nên việc nhập khẩu con giống là tất yếu. Tuy nhiên,
việc kiểm dịch con giống còn rất hạn chế, gần như chưa kiểm soát và loại trừ hết
con giống mang mầm bệnh.
- Thức ăn
Hiện
nay, thức ăn công nghiệp chủ yếu phục vụ cho nuôi tôm. Về cơ bản, các nhà máy
hiện đại, có công suất lớn như Cargill của Mỹ, Pronconco-Pháp, CP-Thái Lan, Công
ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Đà Nẵng… đã đáp ứng đủ lượng thức ăn nuôi tôm.
Nuôi
cá biển và tôm hùm hầu như không dùng thức ăn công nghiệp mà phần lớn là thức ăn
tự chế từ cá tạp. Hiện nay, sản lượng cá tạp chiếm đến 40% tổng sản lượng khai
thác, vì vậy đây là nguồn cung cấp chính làm thức ăn cho nuôi cá biển.
- Môi trường và dịch bệnh
Tại
các vùng nuôi phát triển, môi trường và dịch bệnh là vấn đề khó khăn nhất mà các
nhà quản lý cũng như các chủ cơ sở, hộ nuôi rất khó kiểm soát và hoàn toàn bị
động khi đối phó. Có những thời điểm đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi, trong
đó nghề nuôi tôm sú và tôm hùm bị ảnh hưởng khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do
việc phát triển nuôi ở các cùng triều cũng như trên biển hầu hết mang tính tự
phát, chưa có quy trình hợp lý, chưa đầu tư hệ thống thuỷ lợi cho thuỷ sản, chưa
có biện pháp xử lý thức ăn dư thừa và chất thải của các loài hải sản nuôi lồng
bè làm ô nhiễm môi trường…
- Công nghệ nuôi
Công
nghệ nuôi nhìn chung đang ở trình độ thấp. Thiết bị lồng bè chủ yếu là tự tạo,
lắp ghép bằng vật liệu sẵn có, chưa có thiết bị chuyên dụng. Các hệ thống lồng
bè quy mô công nghiệp mới chỉ đưa vào thí nghiệm, chưa có sức thuyết phục để
phát triển đại trà. Chưa hình thành các yếu tố công nghiệp phụ trợ như phương
tiện vận chuyển, hệ thống sản xuất thức ăn, thiết bị phân tích môi trường, kiểm
soát dịch bệnh tại chỗ.
- Thị trường
Thị
trường cho hải sản nuôi biển còn rất bấp bênh, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường
Hồng Kông, Bắc Đài Loan và Nam Xingapo. Thị trường nội địa trở thành nguồn thu
hút chính các sản phẩm nuôi biển, gắn với việc đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du
lịch.
-
Các yếu tố khác
Môi
trường, khí hậu và thời tiết là những yếu tố tác động mạnh đến nghề nuôi biển,
vì có thể gây sốc mạnh cho các đối tượng nuôi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường nuôi.
c.
Chính sách nuôi biển
Từ năm
1999, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Phát triển Nuôi trồng thuỷ sản thời
kỳ 1999-2010” nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn xuất khẩu, phấn đấu
đến năm 2010, tổng sản lượng NTTS đạt 2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD,
trong đó nuôi biển đã tăng 30-40 lần so với năm 1999.
Bộ
Thuỷ sản cũng đã xây dựng đề án “Phát triển giống và nuôi cá biển thời kỳ
1999-2010” với mục tiêu phát triển nhanh, vững chắc nghề nuôi cá biển bằng lồng,
bè và trong đầm, eo vịnh, tạo khối lượng hàng hoá lớn, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa.
Theo
xu hướng chung của thế giới, nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt đã thúc đẩy
phát triển nhanh và mạnh nghề nuôi thuỷ sản nhằm tạo nguồn cung cấp cho nhu cầu
tiêu dùng của người dân.
Nuôi
biển ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã phát triển đến trình độ công nghệ
cao, năng suất và chất lượng ổn định, chiếm lĩnh được những thị trường lợi nhuận
hấp dẫn như nuôi cá hồi ở Na Uy, nuôi cá vược biển ở Chi Lê, nuôi tôm hùm, cá
ngừ và cá mú ở Ôxtrâylia, nuôi cá chình ở Trung Quốc và nuôi vẹm, hàu ở Pháp,
v.v…
Giá
trị kinh tế cao và sự ưa chuộng của các thị trường lớn đối với các loài hải sản
nuôi là một trong những điều kiện kích thích ngành nuôi biển của Việt Nam phát
triển. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một sự đầu tư lớn không những về quy hoạch,
cơ sở vật chất mà còn cả những kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của các nước
đi trước.
B.2.2.3. Kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản 2010-2020
Phát
triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú trọng
nuôi trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô hình quản lý cộng đồng,
hình thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm
cho lao động đánh cá chuyển nghề, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
Đa
dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác
tiềm năng còn lớn, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển, đồng thời cung cấp
nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu;
Đẩy
mạnh việc nghiên cứu khoa học – công nghệ, đồng thời lựa chọn và du nhập công
nghệ tiên tiến của nước ngoài, tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng
thời phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta trong các lĩnh vực sản xuất giống,
công nghệ nuôi hải sản trên biển;
Tiếp
tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hoàn thiện hệ thông thuỷ lợi phục
vụ nuôi trồng thuỷ sản, hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung để áp
dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, sản xuất khối lượng hàng hoá lớn
và ổn định, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm;
Vùng
đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các loại mặt
nước ngọt, mặn lợ, vùng ruộng trũng, eo vịnh, chú trọng nuôi cá rô phi, tôm các
loại, cá song, cá giò, cá vược, vẹm xanh, trai cấy ngọc… Vùng Bắc Trung Bộ,
duyên hải miền Trung đầu ta phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ, đặc biệt phát
huy thế mạnh nuôi biển, tập trung một số đối tượng chủ yếu như các loại tôm, sò
huyết, bào ngư, trai cấy ngọc, cá song, cá giò, cá hồng…; hình thành các vùng
sản xuất giống tập trung. Vùng Đông Nam Bộ phát triển nuôi nước ngọt hồ chứa và
nuôi biển với một số đối tượng chủ yếu: cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các
loại… Vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên tất cả
các loại mặt nước, đặc biệt nuôi tôm, cá tra, ba sa, sò huyết, nghêu và một số
loài cá biển. Vùng miền núi trung du phía Bắc và Tây Nguyên phát triển nuôi
trồng thuỷ sản nước ngọt, nhất là nuôi cá hồ chứa, phát triển mô hình VAC với
đối tượng chủ yếu là cá rô phi, tôm càng xanh, cá chép, trắm cỏ… phục vụ nhu cầu
tiêu dùng tại chỗ.
Toàn
Ngành Thuỷ sản phấn đấu đến năm 2010:
- Sản
lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn. Trong đó: nuôi nước ngọt đạt 0,98 triệu tấn,
nuôi mặn lợ đạt 1,02 triệu tấn (nuôi biển đạt 0,2 triệu tấn).
- Diện
tích đưa vào nuôi trồng thuỷ sản từ 1,1 – 1,4 triệu ha. Trong đó: diện tích nuôi
nước ngọt từ 0,5-0,6 triệu ha, diện tích nuôi mặn lợ từ 0,6 – 0,8 triệu ha.
Chế
biến thủy sản là khâu rất quan trọng của chu trình sản xuất, kinh doanh thủy sản
: bao gồm nuôi trồng - khai thác - chế biến và tiêu thụ. Những hoạt động trong
lĩnh vực chế biến trong 10 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, đã góp phần tạo
nên sự khởi sắc của ngành thủy sản. Các khía cạnh được đánh giá cụ thể như sau:
B.2.3.1. Nguồn nguyên liệu và cơ cấu sử dụng nguyên liệu cho chế biến thủy sản
Do
tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu dùng
cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng
nhiều. Năm 2000 lượng nguyên liệu đưa vào chế biến đã chiếm tới 66% tổng sản
lượng thuỷ sản của Việt Nam. Đến năm 2004, ước tính lượng nguyên liệu đưa vào
chế biến chiếm xấp xỉ 70%.
B.2.3.2. Chất lượng nguyên liệu
Nguyên
liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó sản phẩm
đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Đối với các tàu đi dài ngày, sản
phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối, rất ít phương
tiện có hầm bảo quản lạnh. Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên nguyên
liệu hầu như không qua xử lý bảo quản. Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp
chất lượng do phương tiện và đầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít, quá thô sơ.
Sau khi hải sản được đánh bắt, thông qua các cảng, bến cá phần lớn chưa được xây
dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải sản thường bị xuống cấp nhanh
chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn (khoảng 30%).
Nghiên
cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành, song tác động của nó vào thực
tiễn sản xuất còn ít, một phần do chất lượng thuỷ sản hiện thị trường còn chấp
nhận một phần do những lý do kinh tế, tài chính, kỹ thuật mà bản thân ngư dân
chưa thể áp dụng những công nghệ bảo quản mới này cho sản phẩm khai thác của
mình.
Các
loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ
động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy
chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất
lượng tốt.
B.2.3.3. Các cơ sở vật chất kỹ thuật và sự phân bố theo vùng nguyên liệu của
công nghiệp chế biến thủy sản
Cơ sở
vật chất kỹ thuật cho ngành chế biến thuỷ sản phát triển khá nhanh. Cuối năm
2002 tổng số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh là 235 với tổng công suất
cấp đông 3147 T/ngày. Phân chia theo
vùng như sau: miền Bắc 4,0%, miền Trung 27,2% và miền Nam 68,8%. Năm 2004, hệ
thống các nhà máy chế biến xuất khẩu đã phát triển mạnh với gần 405 cơ sở, trong
đó có 239 đơn vị đạt tiêu chuẩn ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, 153 doanh
nghiệp chế biến thủy sản trong danh sách 1 xuất khẩu vào thị trương EU, 237
doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc, 200 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.
Có 236 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, với công suất chế biến đạt
3.000 tấn/ngày. Phần lớn cơ sở chế biến thủy sản hiện nay đã ngang với trình độ
công nghệ của các nước trong khu vực và đã bước đầu tiếp cận được với trình độ
công nghệ của thế giới.
Năm 2004, năng
lực và công nghệ chế biến nội địa đã được cải thiện một bước, đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Đã có không ít sản phẩm có trình độ kỹ thuật và chất lượng
tương đương với sản phẩm chế biến xuất khẩu.
Các tỉnh miền
Bắc và Bắc Trung Bộ do sản lượng khai thác và nuôi trồng chưa phát triển, thấp
hơn nhiều so với các vùng khác, lại chịu tác động mạnh của việc giao thương trực
tiếp với thương nhân Trung Quốc về buôn bán nguyên liệu, nên chế biến thuỷ sản
xuất khẩu còn ở mức khiêm tốn so với cả nước.
Nếu tính khả
năng cung cấp nguyên liệu so với số nhà máy tại 3 vùng địa lý là phù hợp, nhưng
nếu tính riêng cho từng tỉnh thì hiện nay số lượng nhà máy phân bố không đều.
Do tình trạng
giao thông và cơ sở hạ tầng kém phát triển cùng với việc tiếp thị kém, chuyển
giao công nghệ chưa được khai thông, đồng thời với việc kém nhậy bén về mặt kinh
tế thị trường của các tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn đã là những nguyên nhân
cơ bản của việc phân bố cơ sở chế biến thuỷ sản không hoàn toàn gắn với các
vùng sản xuất nguyên liệu.
B.2.3.4. Các mặt hàng chế biến thủy sản chính
a. Mặt hàng đông
lạnh
Đến năm 2000,
lượng hàng thuỷ sản đông lạnh vẫn tiếp tục tăng mạnh (chiếm 86% về giá trị các
mặt hàng thuỷ sản chế biến của Việt Nam).
Trong các sản
phẩm thuỷ sản đông lạnh thì tôm đông lạnh chiếm khoảng 23% về khối lượng chế
biến.
Mực và bạch tuộc
đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trung bình là 38,57%/năm. Năm 2000,
lượng mực chế biến đông lạnh xuất khẩu lên tới 38.104 tấn, chiếm 18% khối lượng
hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Mực thường được sản xuất dưới dạng đông
lạnh nguyên con, đông rời hoặc gần đây là Sashimi, Seafood mix, mực trái thông
v.v...
Mặt hàng cá đông
lạnh những năm gần đây cũng có tốc độ tăng rất mạnh. Năm 2000 đã đạt 56.052 tấn,
chiếm 19% tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Mặt hàng filet đông lạnh phần lớn
được chế biến cho xuất khẩu. Đông lạnh nguyên con tăng nhanh do được tiêu thụ
cho cả thị trường nội địa, thị trường Trung quốc và một phần xuất khẩu cãc thị
trường khác.
Các loại đông
lạnh khác : chủ yếu là các loại ghẹ, ốc, cua, sò, điệp, các mặt hàng phối chế
(như ghẹ nhồi Kany boy, Kany girl, gạch ghẹ đóng bánh đông lạnh). Các sản phẩm
này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng có
giá trị gia tăng. Năm 2000, sản lượng của các mặt hàng này tăng lên tới 77.212
tấn, đạt 26% tổng sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
b. Sản phẩm có
giá trị gia tăng
Mặt hàng này
càng ngày càng có xu hướng phát triển, năm 1991 mới chiếm 1,5% đến năm 2000 đã
lên tới 35% và năm 2004 đã đạt 40%. Có thể nói rằng đây là mặt hàng có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn phát triển vừa qua.
c. Mặt
hàng tươi sống
Gần
đây cũng đã phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu, bao gồm các loại cua, cá,
tôm còn sống hoặc loại còn tươi như thịt cá ngừ đại dương.
d. Mặt
hàng khô
Dạng
sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì đơn giản về thiết bị, công nghệ, các
loại sản phẩm chính là mực khô, cá khô, tôm khô, rong câu khô, các loại khô tẩm
gia vị.
Mực
khô là mặt hàng có sản lượng tăng giảm không ổn định có thể do sản lượng khai
thác không ổn định.
Rong
câu khô chủ yếu được sản xuất theo phương pháp thủ công đơn giản, sản phẩm gồm 2
loại rong câu khô ngọt và rong câu khô mặn tùy thuộc vào yêu cầu của người mua
hoặc thị trường tiêu thụ, ví dụ cho thị trường Nhật thường xuất khẩu rong mặn,
thị trường Liên Xô (cũ) xuất khẩu rong ngọt trong bao cói 35 kg.
Rong
sụn và rong mơ chủ yếu được khai thác ở miền Trung (từ Đà Nẵng trở vào), lượng
khai thác và sử dụng còn ít.
Các
loại cá khô như cá cơm, trích, lầm... được sản xuất dưới dạng khô mặn, kỹ
thuật đơn giản, sản lượng có chiều hướng giảm sút do sức tiêu thụ trên thị
trường trong nước giảm dần, đòi hỏi phải được thay bằng những mặt hàng chế biến
có chất lượng cao hơn.
Các
mặt hàng tôm nõn khô, khô nguyên con, moi khô, cá khô tẩm gia vị sản lượng chưa
được thống kê.
B.2.3.5. Vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
Chất
lượng các mặt hàng xuất khẩu những năm gần đây đã đạt được rất nhiều tiến bộ do
hoạt động tích cực của bản thân các cơ sở chế biến thuỷ sản cũng như các trung
tâm kiểm tra chất lượng thuỷ sản được bố trí đều khắp trên phạm vi toàn quốc.
Nếu năm 2002, Việt Nam có 68 doanh nghiệp được đưa vào danh sách I đối với EU
thì đến năm 2004 đã có 153 doanh nghiệp và đến năm 2006 đã có 209 doanh nghiệp
có code xuất khẩu vào EU, là điều khẳng định chất lượng của hàng thuỷ sản Việt
Nam. Đây là một thành công lớn cho những nỗ lực của ngành. Trường hợp có
Chloramphenicol trong mặt hàng tôm đông lạnh chỉ là trường hợp cá đặc biệt
và đang được giải quyết theo nhiều góc độ khác nhau cả về mặt kĩ thuật kiểm định
lẫn yếu tố thương mại.
Các
mặt hàng thủy sản tiêu dùng nội địa sản xuất với quy mô lớn mặc dù đã có những
tiêu chuẩn ban hành, song việc kiểm tra chúng những năm gần đây hầu như không
được chú trọng. Các sản phẩm nếu là mặt hàng nhỏ về số lượng thì hầu như chưa có
tiêu chuẩn cụ thể mà chỉ là sự thỏa thuận hai bên mua và bán. Phần kiểm tra chất
lượng hàng thuỷ sản nội địa những năm gần đây hầu như bị bỏ quên và cũng là việc
của liên ngành y tế – thương mại và thuỷ sản, vấn đề này cần được giải quyết sớm
trên cơ sở hợp tác của 3 ngành nói trên.
B.2.3.6. Định hướng đến năm 2020
Hình
thành các trung tâm nghề cá lớn phải gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp
chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng thuỷ sản nguyên liệu lớn, tạo ra
sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.
Nâng
cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản
hiện có và phát triển thêm để nâng cao tổng công suất cấp đông. Tiếp tục phát
huy lợi thế về tiềm năng trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển
các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ
nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và
đồng bằng Nam Bộ.
Tiếp
tục đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo
quản nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch; Lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến
của nước ngoài, tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với
điều kiện nghề cá nước ta.
Đa
dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có
giá trị gia tăng và tươi sống, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản
phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh
tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch
xuất khẩu cao.
Vùng
đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có;
Vùng Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cấp các nhà máy chế biến
hiện có và phát triển thêm một số nhà máy.
Toàn
ngành phấn đấu đến năm 2010:
- Sản
lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu đạt 891.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 4 tỷ USD;
- Tổng
công suất cấp đông là 3.500 – 4.000 tấn/ngày;
- Các
cơ sở chế biến thuỷ sản (theo phương thức công nghiệp) đều đạt tiêu chuẩn ngành
về điều kiện an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản; phấn đấu áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ở doanh nghiệp có điều kiện.
Thị
trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã phát triển chiều rộng và từng bước đi vào
chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng ở trong và ngoài nước.
Cơ cấu
tiêu thụ giữa thị trường trong và ngoài nước đã có nhiều thay đổi, từ chỗ tiêu
thụ nội địa chiếm 98,7% năm 1980, xuống còn 86,9% năm 1990 và 75% năm 2000;
trong khi đó lượng hàng tiêu thụ ở thị trường ngoài nước ngày một tăng từ 1,2%
năm 1980 lên 13,1% năm 1990 và 25% năm 2000.
B.2.4.1.
Thị trường ngoài nước
a. Kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ
tăng bình quân hàng năm là 33,6%/ năm, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ đạt
2,4 tỷ USD.
Bảng
11: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Năm
Khối
lượng
(tấn)
Tốc
độ so với
năm
1980 (lần)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc
độ so với
năm
1980 (lần)
1980
2.720
1,0
11,3
1,0
1985
24.800
9,1
90,0
7,9
1990
49.332
18,1
205,0
18,1
1995
127.700
46,9
550,1
48,7
2000
291.922
107,3
1.478,6
130,5
2004
531.326
195,0
2.397,0
212,0
b. Thị trường
xuất khẩu
Thị trường xuất
khẩu đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả năm châu lục, trong
đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường lớn đầy tiềm năng. Tuy thị trường Nhật vẫn
là một thị trường lớn nhưng cũng giảm dần về tỷ trọng, từ 50% thị phần (năm
1997) xuống còn 32,2% (năm 2004). Thị trường Mỹ có tốc độ phát triển khá nhanh,
từ chỗ chỉ đạt 5% vào năm 1997, đến năm 2000 đã 20% thị phần và năm 2004 chiếm
25%. Thị trường châu Á (trừ Nhật Bản) chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc có xu
hướng giảm, tỷ trọng năm 1997 là 31%, đến năm 2000 giảm còn 28% và năm 2004 chỉ
chiếm 17,2%. Thị trường châu Âu ổn định ở mức 10% thị phần.
Đặc điểm của thị
trường thương mại thế giới là vừa xuất lại vừa nhập. Riêng thủy sản Việt Nam hầu
như chỉ mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu. Gần đây các doanh nghiệp kinh doanh chế
biến xuất nhập khẩu của nước ta đã mở rộng nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái
xuất. Điều đó thể hiện những dấu hiệu mới, một mặt chứng tỏ sức cạnh tranh, công
nghệ, kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân và khả năng tiếp thị của các
doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đang thực sự vươn lên, mặt khác chỉ có
tham gia nhập-xuất mới có thể phần nào giải quyết được vấn đề muôn thuở của nghề
cá : tính mùa vụ.
Nhập khẩu cho
tiêu dùng nội địa còn rất hạn chế, gần đây mới bắt đầu nhập một số đồ hộp. Nhập
khẩu cho tiêu dùng có mặt tích cực là kích thích sự phát triển công nghệ và sản
xuất trong nước.
c. Mặt hàng xuất
khẩu thủy sản
Cơ cấu sản lượng
và giá trị theo các nhóm hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu luôn có nhiều biến
động, chỉ có mặt hàng tôm đông lạnh tương đối ổn định ở mức trên 50% thị phần.
Mặt hàng mực và tuộc đông lạnh có xu hướng giảm liên tục, từ 15% năm 1997 xuống
con 7% năm 2004. Mặt hàng cá đông lạnh tương đối ổn định ở mức trên 10% thị
phần những năm 2004 đã tăng lên chiếm 22% thị phần. Nhóm mặt hàng thủy sản tươi
sống có xu hướng tăng nhẹ. Nhóm mặt hàng thủy sản đông lạnh khác và nhóm hàng
khô có sự tăng giảm thất thường, không có xu hướng rõ rệt. Hàng xuất khẩu đã qua
chế biến tăng từ 201.724 tấn năm 1997 lên 516.952 tấn năm 2004, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn 1997-2004 là 14,4%/năm.
B.2.4.2. Thị trường trong nước
Thị trường trong
nước đã có những thay đổi nhanh chóng, lượng thuỷ sản tiêu thụ năm 2000 (1,6
triệu tấn) lớn gấp 3 lần năm 1980 (551.860 tấn).
Cơ cấu giữa sản
phẩm ăn tươi và chế biến nội địa cũng đã có sự thay đổi: tỷ trọng ăn tươi năm
1990 chiếm 72%, năm 1995 còn 60,85%, năm 2000 chỉ còn 34%.
Mức tiêu thụ
bình quân đầu người phát triển một cách mạnh mẽ, năm 1995 là 14,7 kg/người/năm,
năm 2000 được khoảng 20,4 kg/người/năm và có xu hướng tiếp tục tăng cao. Trong
thời gian tới tiêu thụ hàng thủy sản nội địa tiếp tục phát triển và ngày càng có
vị trí cao trong nhu cầu thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân.
Nét mới của thị
trường tiêu thụ nội địa là: bên cạnh các mặt hàng truyền thống như nước mắm, cá
khô, cá sấy, cá nướng... mà mức tiêu thụ bình quân đầu người nhiều năm gần đây
đạt mức bão hoà, ổn định khoảng 2,5 lít nước mắm/người/năm, thị trường nội địa
đã bắt đầu đòi hỏi hàng thủy sản có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh, không gây
độc, bao bì đóng gói thuận tiện cho vận chuyển và sử dụng.
Nhu cầu của
người dân thành phố, đô thị đang đòi hỏi mạnh các mặt hàng thủy đặc sản tươi
sống, đồ hộp, hàng thủy sản đông lạnh dạng làm sẵn, ăn liền.
Mặt khác, nhiều
mặt hàng trước đây chỉ dành cho tiêu thụ nội địa nay cũng đang vươn ra xuất khẩu
như nước mắm, cá khô...
Chính vì vậy
ngành chế biến cho thị trường nội địa đang dần hoà đồng với chế biến phục vụ
xuất khẩu, do đó việc phân chia ranh giới rạch ròi giữa chế biến cho các thị
trường khác nhau ngày càng trở nên không cần thiết.
B.2.4.3. Những mặt hạn chế
a. Về xuất khẩu
Nhược điểm chính
là chưa định hình, tập trung sức để tạo một số mặt hàng chủ lực, chưa có các
giải pháp đồng bộ (tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định, đúng tiêu chuẩn kích cỡ,
độ tươi và công nghệ chế biến cao). Chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới
công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm của nghề khai thác nhằm tăng
chất lượng nguyên liệu. Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khép kín từ
khâu sản xuất ban đầu(từ khâu sản xuất giống và thức ăn cho thuỷ sản) đến các
công đoạn nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo nguyên tắc “ từ ao nuôi tới
bàn ăn” còn nhiều bất cập chưa đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của các thị
trường và của người tiêu dùng hiện đại.
Tuy đã có một số
tiến bộ trong việc đa dạng hóa mặt hàng, song hàng thô vẫn chiếm 60%, còn mặt
hàng có giá trị gia tăng mới có 40%.
Vấn đề đăng ký
nhãn hiệu và thương hiệu hàng hoá thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Ngoài nước mắm Phú Quốc, chưa có nhãn hiệu hàng hoá nào được đăng ký chính thức
trên thị trường thế giới. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ tránh
được nhiều rắc rối và nâng cao được uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên
thương trường.
b. Về thị trường
nội địa
Do chủng loại
mặt hàng chế biến còn nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, hơn
nữa việc tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị hầu như không có, vì vậy lượng hàng
thuỷ sản thông qua chế biến được tiêu thụ rất hạn chế, chủ yếu cho người dân
thành phố.
Sản phẩm thuỷ
sản phục vụ nhu cầu của thị trường vùng trung du miền núi chưa đáp ứng được do
giá cả và chi phí vận chuyển còn cao.
Cơ sở dịch vụ
hậu cần cho khai thác hải sản trong thời kỳ 1991-2004 đã có bước phát triển
nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu cơ bản phát triển ngành trong giai đoạn đổi
mới và điều quan trọng là đáp ứng được thực tế đòi hỏi của sản xuất trên hầu
khắp các địa phương trong cả nước.
B.2.5.1. Cơ khí đóng sửa tàu thuyền
Với một ngành
đánh cá tiến lên từ thủ công, đại bộ phận tàu thuyền vỏ gỗ được các xưởng thủ
công ở các làng chài tự đóng theo các mẫu và công nghệ truyền thống, do đó, số
cơ sở đóng sửa tàu thuyền cá hiện có rất nhiều, lên tới 702 cơ sở với năng lực
đóng mới khoảng 4.000 chiếc/năm tuy nhiên chỉ có một số rất ít cơ sở có thể đóng
và lắp được máy cho các loại tàu thuyền vỏ gỗ và vỏ sắt từ 600 CV trở xuống.
Năng lực đóng mới tàu vỏ sắt rất hạn chế, chỉ tập trung ở Xí nghiệp Cơ khí Hạ
Long, Cơ khí Nhà Bè và Cơ khí Vật Cách.
Do chưa sản xuất
được các loại máy thuỷ có công suất lớn nên mặc dù có năng lực sửa chữa
8.000chiếc/năm nhưng việc sửa chữa chủ yếu được thực hiện bằng cách thay thế phụ
tùng. Những năm gần đây, một số cơ sở đã thiết kế và đóng được tàu bằng vật liệu
composit từ 600 CV trở xuống, nhưng nhìn chung các loại tàu này còn rất hiếm
khách hàng.
Các cơ sở đóng
và sửa thuyền cá được phân bố như sau:
·
Miền Bắc: 7 cơ sở.
·Bắc
Trung Bộ: 145 cơ sở.
·Nam
Trung Bộ: 385 cơ sở.
·
Đông Nam Bộ: 95 cơ sở.
·Tây
Nam Bộ: 70 cơ sở.
Từ
khi thành lập (năm 1960) đến nay, ngành cơ khí thuỷ sản mới khẳng định mình được
ở một số phương diện hoạt động sau đây:
- Tư
vấn về đầu tư và thiết kế
- Đăng
kiểm
- Đóng
sửa thuyền máy vỏ gỗ
- Sản
xuất phụ tùng phụ kiện phục vụ sửa chữa máy thuỷ cho các tàu thuyền đánh cá
- Sản
xuất và cung cấp các dịch vụ về phụ tùng, lắp ráp điện lạnh
- Sản
xuất và dịch vụ thiết bị phục vụ nuôi trồng
- Thực
hiện các dịch vụ bảo hành
Những
tồn tại chủ yếu:
Các cơ sở đóng sửa tầu thuyền phần lớn có qui mô nhỏ, phân tán và công nghệ lạc
hậu. Tuy nhiên nó phù hợp với một nghề cá nhân dân quy mô nhỏ phân tán. Các
doanh nghiệp Nhà nước về đóng sửa tàu thuyền không đủ khả năng đầu tư đổi mới
thiết bị, ít khách hàng. Nhân lực kĩ thuật quá ít ỏi và phân tán. Công nhân đóng
sửa tầu thuyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, nên việc tiếp thu công
nghệ mới bị hạn chế.
Nhận
định:
Cơ khí thuỷ sản mặc dù có một lịch sử tồn tại khá dài nhưng chứng tỏ chưa có đủ
điều kiện và khả năng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá độc lập.
B.2.5.2. Cảng cá, bến cá
Tính
đến năm 2004, tổng số cảng cá, bến cá đã và đang xây dựng là 91, bao gồm 75 cảng
cá, bến cá ở ven biển, 16 cảng cá trên các hải đảo. Những cảng cá và bến cá ở
vùng ven biển và trên các hải đảo đã đáp ứng được một phần nhu cầu trú đậu, bốc
dỡ sản phẩm, trao đổi hàng hoá của các tàu đánh cá. Một số cảng đã phát huy tác
dụng như: Cát Lở, Cát Bà, Phan Thiết, Thuận Phước. Tuy vậy, còn một số cảng do
chọn vị trí không phù hợp nên chưa phát huy được tác dụng.
Hệ
thống hạ tầng dịch vụ trên các cảng cá, bến cá (như: cung cấp nhiên liệu, nước
đá bảo quản, nước sinh hoạt, cơ sở dịch vụ sửa chữa tàu thuyền) đã xây dựng hoàn
chỉnh, tuy nhiên ở phần lớn cảng cá các dịch vụ này có quy mô nhỏ và chưa đồng
bộ.
Đứng
về mặt tổng thể, hệ thống bến cảng cá của cả nước chưa hoàn thiện, chưa tạo được
các cụm cảng cá trung tâm cho từng vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc hình thành
các cụm công nghiệp nghề cá lớn của cả nước trong tương lai.
B.2.5.3. Dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, hệ thống tiêu thụ sản phẩm
Hiện
tại có 2 Công ty sản xuất lưới sợi trong nước và 5 Công ty 100% vốn nước ngoài
của Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan với năng lực sản xuất lưới gần 12.000 tấn/năm.
Dịch
vụ cung cấp nhiên liệu và nước đá bảo quản thuỷ sản tuy chưa có hệ thống cung
cấp với quy mô lớn, nhưng mạng lưới hoạt động rộng khắp, đáp ứng tốt nhu cầu của
các tàu thuyền đánh cá. Việc cung cấp thiết bị phụ tùng máy thuỷ, dụng cụ hàng
hải chưa được quản lý có hệ thống.
Việc
mua bán và tiêu thụ sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng hình thành cơ
bản theo 3 hệ thống:
+ Hệ
thống các nhà máy chế biến xuất khẩu với gần 405 nhà máy, trong đó 236 cơ sở chế
biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu;
+ Hệ
thống nậu vựa hình thành đều khắp trên các tỉnh nghề cá với hình thức đa dạng và
phong phú. Hệ thống này vừa thực hiện mua bán, vừa chế biến và tiêu thụ sản phẩm
(đây là hệ thống chủ lực trên thương trường nghề cá hiện nay);
+ Hệ
thống chợ cá và mạng lưới tiêu thụ trong dân: Mạng lưới các cửa hàng thuỷ sản
chuyên nghiệp được trang bị các phương tiện bảo quản đã và đang hình thành ở các
thành phố lớn. Việc thay đổi thị hiếu tiêu thụ cũng làm thay đổi các phương thức
trang bị cho các hàng bán đồ thuỷ sản: những người buôn bán thuỷ sản ở các đô
thị đã bán cá sống là phổ biến. Hệ thống mua bán và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
hiện nay đang dần thích hợp với cơ chế thị trường, song về mặt tổ chức và quản
lý còn nhiều yếu kém, đặc biệt là hệ thống chợ cá chưa có tổ chức, hiện tại mới
hình thành ở dạng tự nhiên nên chưa tạo ra được thị trường mua bán quy mô và
thuận lợi cho người bán và người mua