Công nghệ bảo quản sau thu hoạch của khối tàu cá Quốc doanh giai đoạn 1960 -1998
Từ những năm 1960 đến 1998 thế kỷ XX, công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên các tàu đánh cá ở miền Bắc Việt Nam thuộc Quốc doanh đánh cá Hạ Long nằm trong Liên hợp Thủy sản Hải Phòng đã trải qua các giai đoạn từ thô sơ đến hiện đai (Bảng 1, 2), đó là:
- Từ năm 1960 đến 1970 được sự giúp đở của các nước XHCN, ở miền Bắc đã hình thành đội tàu đánh cá với công nghệ bảo quản sau thu hoạch từ thấp đến cao: Từ ướp đá xay xuất hiện từ những năm 1960 trên các tàu cá của Cộng hòa dân chủ Đức được gọi là Khối tàu Việt - Đức, Khối tàu Việt - Triều do Triều Tiên viện trợ và Khối tàu Việt - Trung 250CV do Trung Quốc viện trợ. Yếu điểm cơ bản của công nghệ bảo quản sau thu hoạch bằng đá xay là chất lượng cá quá thấp không đáp ứng yêu cầu cung cấp cá tươi cho Hà Nội.
- Sau đó, Trung Quốc viện trợ ta Khối tàu Việt - Trung 400CV cũng bảo quản bằng đá xay, nhưng có hệ thống lạnh bảo quản cá đá không tan. Chất lượng cá có tốt hơn, nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập.
- Và cuối cùng vào năm 1971 là Khối tàu Việt - Xô 1000CV có hệ thống bảo quản lạnh hiện đại: Tủ đông cấp tốc và hầm bảo quản - 200C. Khối tàu này do Cộng hòa dân chủ Đức thiết kế, đóng mới theo đặt hàng của Liên - Xô và sau thời gian sử dụng Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam.
Với mức độ công nghệ bảo quản sau thu hoạch hiện đại như Khối tàu Việt - Xô 1000CV, năm 1977, tỉnh Phú Khánh đặt hàng cho Nhật Bản đóng mới 3 tàu đánh cá lưới kéo, thu mạn có hệ thống đông lạnh tương tự như Khối tàu Việt - Xô: Tủ đông cấp tốc và hầm bảo quản - 200C.
Để sử dụng các tàu trên, Tổng Cục Thủy sản (Sau này là Bộ Thủy sản) cử các đoàn cán bộ đã được đào tạo ở các Trường Thủy sản và Trùng cấp Thủy sản sang các nước Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô thực tập trong thời gian vài năm. Các tàu Phú Khánh 401, 402, 403 được sử dụng bới các cán bộ, thuyền viên được đào tạo ở các Trường Thủy sản chính quy (Trung cấp, Đại học) ở miền Bắc và có thời gian làm việc trên các Khối tàu của Quốc doanh đánh cá Hạ Long.
Đến năm 1995, Quốc doanh đánh cá Hạ Long bị giải thể, Quốc đánh cá Phú Khánh (sau đó đổi thành Quốc doanh đánh cá Khánh Hòa) muộn hơn vào năm 1998.
Bảng 1. Đội tàu của Quốc doanh đánh cá Hạ Long (Giai đoạn 1960 - 1995)
Đặc tính
kỹ thuật
|
Khối tàu
Việt - Đức
|
Khối tàu
Việt - Triều
|
Khối tàu Việt - Trung
|
Khối tàu Việt -Xô
|
250CV
|
400CV
|
225CV
|
800CV
|
1000CV
|
Vật liệu
|
Vỏ thép
|
Vỏ thép
|
Vỏ thép
|
Vỏ thép
|
Vỏ thép
|
Vỏ thép
|
Vỏ thép
|
Nghề
khai thác
|
Lưới kéo đôi
|
Lưới kéo đơn
|
Lưới kéo đôi, thu mạn
|
Lưới kéo đơn, thu mạn
|
Lưới kéo tôm (tăng gông)
|
Lưới kéo đơn, thu mạn
|
Lưới kéo đơn, thu đuôi (có mán trượt)
|
C/suất (CV)
|
90-100
|
300
|
250
|
400
|
225
|
800
|
1000
|
Số lượng
|
4
|
2
|
12
|
4
|
8
|
2
|
9 (1 chiếc chở hàng đông lạnh)
|
T/số (chiếc)
|
47
|
Bảo quản
|
Đá xay
|
Đá xay
|
Đá xay
|
Đá xay + máy lạnh bảo quản
|
Đá xay
|
Tủ đông cấp tốc
|
Tủ đông cấp tốc và hầm bảo quản
- 200C
|
TổngCS (CV)
|
19.500
|
Nguồn: Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa
Bảng 2. Đội tàu của Quốc doanh đánh cá Phú Khánh (Giai đoạn 1977- 1998)
Đặc tính kỹ thuật
|
Khối tàu 33CV đến 140CV
|
Khối tàu Nhật Bản 400CV
|
Vật liệu
|
Vỏ gỗ
|
Vỏ thép
|
Nghề khai thác
|
Lưới kéo tôm đơn, đôi, thu mạn
|
Lưới kéo đơn, thu mạn
|
Công suất (CV)
|
33-140
|
400
|
Số lượng (chiếc)
|
15
|
3
|
Tổng số (chiếc)
|
|
18
|
Bảo quản
|
Đá xay
|
Tủ đông cấp tốc và hầm bảo quản
- 200C
|
Tổng công suất (CV)
|
2.360
|
Nguồn: Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa
Hiện trạng công nghệ bảo quản trên các tàu cá đánh bắt xa bờ
Nhằm mục tiêu giảm tổn thất sau thu hoạch trên các tàu đánh bắt xa bờ và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân trong mỗi chuyến biển, Tổng cục Thuỷ sản đã giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thuỷ sản (Trường Đại học Nha Trang) thực hiện Dự án "Điều tra thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ và đề xuất giải pháp". Dự án đã thực hiện điều tra hiện trạng bảo quản sau thu hoạch trên các nghề lưới rê thu ngừ, câu, nghề lưới vây cá cơm, nghề lưới kéo và nghề chụp mực. Nhìn chung, Dự án đã thể hiện rõ thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ của Việt Nam.
Các tàu thuyền khai thác xa bờ sử dụng đá xay để bảo quản sản phẩm, chỉ một số ít tàu câu mực sử dụng phương thức phơi khô và một số ít tàu lưới vây cá cơm sử dụng muối để bảo quản cá theo đơn đặt hàng của nhà thùng. Hầu hết tàu thuyền điều tra thực hiện bảo quản sản phẩm trên tàu với thời gian từ 2 tuần trở lên, thậm chí cả tàu khai thác cá ngừ đại dương. Hầu hết tàu thuyền điều tra thực hiện bổ sung đá cho hầm bảo quản sản phẩm mỗi ngày 1 lần, riêng nghề câu cá ngừ đại dương có thực hiện bổ sung đá 2 lần/ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung đá chỉ thực hiện cho lớp bề mặt hầm, còn các lớp khác không thể thực hiện được. Độ dày lớp đá giữa các lớp cá tùy thuộc vào sản phẩm khai thác và thời gian chuyến biển dự kiến, thông thường từ 10-20 cm cho chuyến biển từ 3 tuần trở lên, đối với các chuyến biển ngắn ngày, lớp đá giữa các lớp cá <10 cm.
Theo đánh giá của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì có khoảng 40 - 50% cá ngừ tươi do ngư dân đánh bắt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tàu nào bảo quản tốt lắm cũng chỉ đạt 70%, lãng phí khoảng 60% tài nguyên. Các tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu làm bằng vật liệu gỗ, không có tàu chuyên dùng cho một nghề xác đinh mà được cải hoán từ tàu giã cào, lưới rê...sang tàu câu cá ngừ đại dương, bảo quản sản phẩm bằng đá lạnh, thời gian đi biển dài ngày chất lượng sản phẩm không đảm bảo xuất khẩu, cá bị dạt dẫn đến thua lỗ. Các tàu tăng công suất máy tàu, thân tàu to hơn, chưa có thay đổi cơ bản về chất lượng công nghệ (khai thác và bảo quản) nhất là các tàu câu cá ngừ đại dương.
Nguyên nhân cơ bản là công nghệ bảo quản sau thu hoạch chủ yếu bằng đá xay.
Ngư trường xa bờ như Việt Nam với khoảng cách trên 250 hải lý nằm trong Biển Đông thì thời gían từ bờ ra ngư trường và từ ngư trường về bờ mất ít nhất là 6 ngày, thời gian đánh bắt khoảng 20 ngày thì cá được bảo quản bằng đá xay sẽ không có chất lượng tốt.
Như vậy. vấn đề đầu tư nâng cấp công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàù cá xa bờ trở nên cấp bách không thể thiếu trong thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ.
Lựa chọn công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá xa bờ
Tủy theo nghề khai thác và đối tượng khai thác mà chọn công nghệ bảo quản sau thu hoạch hợp lý:
- Mô hình tổ chức sản xuất theo Tàu mẹ - tàu con là một giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch mà không phải thay đổi công nghệ truyền thống: Đá xay.
- Cá có kích thước không lớn có thể chọn công nghệ như tàu Việt - Trung 400CV: Bảo quản bằng đá xay có hệ thống lạnh bảo quản cá đá không tan, có thể dùng cho Tàu mẹ (tàu dịch vụ hậu cần) kể cả cho tàu con có chi phí rẽ nhất, chất lượng cá tốt hơn so với công nghề truyền thống - ướp bằng đá xay (kể cả đá vẩy).
- Các nghề vây, lưới rê có thể ấp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch như tàu Việt - Xô và Phú Khánh: Tủ đông cấp tốc và hầm bảo quản - 200C.
- Nghề câu cá ngừ đại dương: đối tượng chính là cá ngừ đại dương có kích thước lớn và đặc biệt có tiết diện thân lớn nhất. Chất lượng cá nói chung và cá ngừ đại dương nói riêng phụ thuộc vào việc đảm bảo thân cá không bị mất các dịch mô. Cá ướp đá chỉ có chất lượng tốt khi thời gian bảo quản trên tàu không quá 7 ngày. Trong khí đó, thời gian ra ngư trường và ngư trường về bờ mất gần 6 ngày, thì chắc chắn rằng không thể đáp ứng cho ăn tươi Sashimi. Khác với các nước trong Khối ASEAN như Philippin, Malaysia, Indonesia nằm trong “vành đai cá ngừ” ở Thái Bình Dương, ngư trường rất gần, khai thác 3 - 4 ngày ngư dân đã về bờ bán cá, cá ngừ đại dương còn tươi rói - dạng ăn tươi Sashimi, giá cá tươi ngư dân bán được từ 150.000đ/kg đến 175.000đ/kg.
Chuỗi giá trị cá ngừ đại dương thí điểm ở Khánh Hòa là công nghệ đông lạnh, khác với công nghệ ăn tươi.
Định nghĩa: Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động, trong đó sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động đó theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó.
Chuỗi giá trị của cá ngừ đại dương bao gồm 4 công đoạn: Khai thác, xử lý bảo quản; thu mua; sơ chế/chế biến và bảo quản và cuối cùng là thương mại/tiêu thụ. Trong đó, lợi nhuận thu được ở công đoạn khai thác là thấp nhất và khâu tiêu thụ là cao nhất.
Để thực hiện chuỗi cá ngừ cần có liên kết 5 nhà: Ngư dân, Doanh nghiệp, QLNN, Hội (Hiệp hội), Ngân hàng; Nhà doanh nghiệp là hạt nhân và chính là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi liên kết. Trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương đông lạnh thí điểm ở Khánh Hòa, Công ty TNHH Hai Vương được chọn là hạt nhân trong chuỗi giá trị.
Công ty TNHH Hải Vương là một trong những đơn vị chế biến, xuất khẩu cá ngừ lớn nhất Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm (130 triệu USD năm 2014). Là đơn vị doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương đông lạnh thí điểm tại Khánh Hòa. Hàng năm Công ty TNHH Hải Vương phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất xuất khẩu vì lý do ngành đánh bắt trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu có chất lượng.
Để thực hiện chuỗi giá trị cá ngừ đại dương đông lạnh thí điểm tại Khánh Hòa, Công ty TNHH Hải Vương chọn công nghệ đông sâu hiện đại nhất hiện nay và đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu 2 tàu câu cá ngừ đại dương ăn Sashimi vỏ composite,
Hai Tàu SEATUNA NO.1 và SEATUNA NO.2 vỏ composite do Nhật Bản sản xuất năm 2007 là loại tàu câu cá ngừ đại dương Sashimi, đánh cá viễn dương có công suất 1.323CV, lượng chở 40 – 45 tấn, có hệ thống cấp đông và bảo quản hiện đại: Nhiệt độ cấp đông: - 400C đến - 450C; nhiệt độ bảo quản: - 35 0C. Đây là công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá hiện đại nhất hiện nay có khả năng khai thác viễn dương dài ngày (trên 2 tháng) với sản phẩm cá ngừ đại dương đạt chất lượng ăn Sashimi
Hiện nay trong nước chưa địa phương nào có tàu câu cá ngừ đại dương bằng vật liệu composite và trang bị hệ thống đông sâu hiện đại như trên. Trong khí đó, tỉnh Khánh Hòa có hai doanh nghiệp đóng tàu vật liệu composite, được ngư dân trong cả nước tín nhiệm đặt hàng đóng tàu theo Nghị định 67. Việc nhập khẩu hai tàu này là cơ hội tốt để ngư dân, doanh nghiệp đóng tàu học tập về kiểu dáng của vỏ, lựa chọn, bố trí máy móc thiết bị hiện đại phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu.
Trong yêu cầu hiện đại hóa đội tàu khai thác xa bờ của Việt Nam trong những năm tới, cần phải đột phá công nghệ khai thác, bảo quản sau thu hoạch và dần thay vỏ gỗ truyền thống bằng vỏ thép, vật liệu mới.
Từ phân tích trên UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty TNHH Hải Vương nhập khẩu 2 tàu SEATUNA NO.1 và SEATUNA NO.2 làm mô hình khai thác thí điểm, từng bước trong nước sẽ làm chủ được công nghệ tự thiết và chế tạo./.
Tài liệu tham khảo:
1. "Điều tra thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên
tàu cá xa bờ và đề xuất giải pháp"..Viện Khoa học và Công nghệ Khai
thác thuỷ sản (Trường Đại học Nha Trang), 2013.
2. Ge.San.Fish Port Complex. Philippines, 2015
3. Hỗ trợ tổ đoàn kết sản xuất trên biển đóng tàu dịch vụ hậu cần (Tàu
mẹ) và hình thành Công ty cổ phần đánh cá tại các Trung tâm nghề cá.
Th.S Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa,Phó Chủ
tịch Hội Nghề cá Việt Nam
4. Xây dựng chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa (Theo Đề án
thí điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Th.S Võ Thiên Lăng, Chủ tịch
Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa và KS Lê Kế Thương, Chủ tịch Hiệp hội
cá ngừ đại dương Khánh Hòa. 2015
Th.S Võ Thiên Lăng
Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa
Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam